Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển như thế nào? – Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Thai 35 tuần có những phát triển mới mẻ nào so với giai đoạn trước đó là quan tâm chung của nhiều mẹ bầu. Trên thực tế đây là giai đoạn cả mẹ và bé đều có những thay đổi đáng kể để chuẩn bị cho hành trình bé chào đời ở những tuần cuối thai kỳ.

thai 35 tuần
Thai 35 tuần phát triển như thế nào?

1. Sự phát triển của thai nhi 35 tuần tuổi?

Thai 35 tuần phát triển như thế nào? Thời điểm này, cơ thể bé yêu của bạn đang dần hoàn thiện. Làn da bé có sự thay đổi đáng kể hơn, trẻ nên mịn màng và hồng hào so với các tuần trước đó. Tay chân bé cũng bắt đầu tròn trịa, mũm mĩm hơn hẳn. 

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Vào tuần thứ 35, bé có thể nặng khoảng 2,2 kg nhưng sang tuần 35, bé yêu có thể tăng lên 2,378 kg và sẽ tiếp tục tăng vào những tuần cuối cùng. Bé càng lớn đồng nghĩa với tử cung của mẹ càng trở nên chật chội hơn. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Các chỉ số thai 35 tuần mẹ cần nắm:

  • Chỉ số chiều dài đầu mông của con yêu (CRL): 46,2mm.
  • Chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi tuần 35 (FL): 67mm.
  • Đường kính lưỡng đỉnh hay còn gọi là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu của thai nhi tuần 35 (BPD) là 87mm.
bầu 35 tuần
Vào tuần 35 thai kỳ, bé yêu của bạn sẽ nặng khoảng 2,2 kg 

Để chuẩn bị cho quá trình chào đời, bé sẽ dần di chuyển về khu vực thấp hơn ở xương chậu và bắt đầu ổn định ngôi thai. Điều này giúp cho các mẹ bầu cảm thấy dễ dàng hơn trong việc hô hấp. Tuy nhiên áp lực khu vực xương chậu tăng lên vì bàng quang bị chèn ép nhiều. 

Giai đoạn này, nội tạng trong cơ thể bé đã phát triển gần như hoàn thiện. Song song đó là sự tăng trưởng vóc dáng đáng kể, chiều dài cơ thể của bé tăng lên, dao động ở mức 46.3 cm. Thông qua việc siêu âm, bác sĩ có thể thấy rằng các bộ phận trên cơ thể bé đã đầy đủ để lấp đầy những khoảng trống còn lại trong tử cung. 

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, trí não thai nhi tiếp tục phát triển, ước tính trọng lượng não của bé đã tăng lên gấp 10 lần. Về sau, khi bé phát triển đến độ tuổi 12, bộ não sẽ tiếp tục tăng gấp 3 lần so với khi bé mới chào đời.

thai 35 tuần phát triển như thế nào
Bé sẽ bắt đầu quay xuống dưới để chuẩn bị chào đời

Sự phát triển toàn diện của bé là một điều tuyệt vời nhưng sẽ khiến giới hạn tử cùng dần hẹp lại. Mẹ có thể bị đau khi bé thường xuyên đá vào bụng. Ngoài ra, đường kính bụng sẽ lớn hơn thấy rõ, bụng bầu thực sự to vượt mặt vào tuần 35 thai kỳ.

Nếu mẹ bầu đang mang thai song sinh, tử cung gần như không còn không gian trống. Thông thường, mẹ sẽ sinh sớm hơn so với những thai phụ chỉ bầu một bé. Các bác sĩ cho rằng, giới hạn của mẹ bầu song sinh là tuần thứ 37. Do đó, nếu bạn đã ở tuần 35 của thai kỳ, hãy chuẩn bị tất cả mọi thứ sẵn sàng để vượt cạn.

2. Những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu tuần thứ 35

Khi mang thai 35 tuần, cơ thể mẹ bầu cũng đối diện với rất nhiều sự thay đổi. Đó không chỉ là sự to lớn của vòng bụng mà còn là nhiều thay đổi khác. Ví dụ chiều dài từ đỉnh tử cung đến đỉnh xương mu sẽ gần bằng với số tuần mẹ đang mang thai. Nếu bạn đang ở tuần 35 thai kỳ thì khoảng cách này là 35 cm. 

Giai đoạn này, mẹ có thể gặp trường hợp đi tiểu không tự chủ và tần suất đi tiểu cũng thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do thai nhi đang dần tiến về phía vùng chậu, làm cho bàng quang bị kích thích.

thai 35 tuần nặng bao nhiêu
Giai đoạn này, bụng bầu của mẹ cũng to hơn

Trong giai đoạn này, bé đã sẵn sàng chào đời và trong quá trình chờ đợi rảnh rỗi, bé yêu của bạn sẽ tranh thủ “quậy” một chút. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến bàng quang và khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn. 

Một số trường hợp mẹ cười, hắt hơi hoặc ho cũng có thể dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát. Tuy nhiên đừng vì thế mà mẹ bầu giảm bớt lượng nước, sữa nạp vào cơ thể. Mẹ có thể cải thiện hiện tượng này bằng cách nghiêng người về phía trước, tập Kegel và mặc quần lót thoáng mát. 

3. Mẹ bầu 35 tuần sẽ gặp phải những triệu chứng nào?

Thường xuyên nhức đầu

Khi mang bầu 35 tuần, thai phụ có thể bị nhức đầu khi ở trong không gian ngột ngạt, nóng bức. Bạn nên mở cửa sổ để phòng ốc thông thoáng hoặc ra ngoài đi dạo, kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn. 

thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn
Mẹ sẽ cảm thấy thường xuyên đau đầu vào giai đoạn này

Trường hợp cơn đau nặng nề không thể tự khỏi, mẹ bầu có thể nhờ bác sĩ kê một số thuốc giảm đau an toàn cho bà bầu. Ví dụ như Acetaminophen - một loại thuốc dùng được cho phụ nữ mang thai, hiệu quả tốt khi sử dụng với liều lượng hợp lý. 

Bệnh trĩ

Ở giai đoạn thai nhi tuần 35, mẹ bầu có thể mắc bệnh trĩ vì hiện tượng giãn tĩnh mạch quanh trực tràng. Sử dụng giấy vệ sinh, khăn lau kết hợp với nước ấm có thể giúp làm dịu bớt cơn đau cho bạn. 

Táo bón 

Từ các tuần trước đó, mẹ mang thai nhi tuần 35 đã phải đối diện với tình trạng táo bón. Bởi càng gần ngày sinh, thai nhi càng lớn và tạo một áp lực mạnh đè lên ruột. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển động trong ruột và gây nên hiện tượng táo bón. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết và việc bổ sung thêm sắt cũng là nguyên nhân khiến các mẹ bị táo bón nhiều. 

Triệu chứng thai kỳ này hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải lo lắng. Các bác sĩ khuyên thai phụ uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc để hệ tiêu hóa hoạt động một cách nhẹ nhàng hơn, giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn. 

Chứng phù nề 

Phù nề vào thai 35 tuần cũng là hiện tượng bình thường ở mẹ bầu. Khi tử cung phát triển ngày một lớn sẽ làm cho tĩnh mạch và động mạch chủ tại vị trí khung chậu bị chèn ép. Lúc này, máu không thể lưu thông xuống chân được và gây ra tình trạng phù nề. 

Phù nề không phải là vấn đề mà mẹ nên lo lắng. Tuy nhiên nếu vị trí quanh mắt hoặc khuôn mặt bị sưng, bạn cần đến bác sĩ ngay. Dấu hiệu này có thể cảnh báo bệnh lý tiền sản giật cực kỳ nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi.

thai nhi tuần 35
Thai phụ sẽ đối diện với tình trạng phù nề chân khi ở tuần 35 thai kỳ

Làm sao để giảm bớt phù nề ở chân? Bác sĩ khuyên thai phụ hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu, chọn giày dép thoải mái để mang và uống nhiều nước. Sau sinh, bàn chân của mẹ sẽ trở lại bình thường, không còn phù nề nữa.

Đau cột sống lưng 

Có thể nói rằng sự phát triển ngày một lớn hơn của cơ thể bé là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho cơ thể mẹ. Tử cung to lớn khiến dây thần kinh và mạch máu ở lưng bị chèn ép, gây đau lưng. Chưa kể vào tuần thứ 35, trọng lớn của bé nặng hơn nên mẹ bầu rất dễ bị khom lưng. 

Bên cạnh đó, sự gia tăng của hai hormone nội tiết là estrogen và progesterone cũng khiến cho dây chằng và các khớp bị lỏng, gây hiện tượng đau cột sống lưng nhiều hơn. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì lưng sẽ hết đau sau khi bé chào đời. Trường hợp bạn quá đau, hãy gặp bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích.

thai nhi 35 tuần phát triển như thế nào
Mẹ bầu sẽ rất dễ bị đau lưng khi bé ngày càng phát triển lớn

Từ tuần 35 - 36 thai kỳ, bé sẽ dần cuộn mình và quay đầu về phía khung xương chậu để “vào thế”, sẵn sàng cho việc chào đời. Với các bà mẹ mang thai lần đầu, quá trình này thường đến sớm hơn. Với mẹ bầu song sinh, thường chỉ có một bé quay đầu xuống hoặc có khi cả đôi không thèm quay đầu. Giải pháp tốt nhất cho mẹ lúc này chính là sinh mổ

Viêm da

Khi mang bầu 35 tuần, mẹ có thể bị mẩn đỏ, mẩn ngứa ở bụng, nhiều nguy cơ bạn đã mắc chứng mẩn ngứa - mề đay thai kỳ. Bác sĩ khuyên thai phụ nên thoa gel lô hội lên bụng sau khi tắm để giúp làm dịu bớt cơn ngứa ngáy khó chịu. 

Nướu chảy máu

Hiện tượng nướu chảy máu cũng xảy ra khi bước vào tuần 35. Tốt nhất, mẹ nên tăng cường bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại quả mọng, cà chua, salad để cải thiện.

Cơn co thắt Braxton Hicks

Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ đón bé chào đời, mẹ sẽ đối diện với sự xuất hiện của các cơn co thắt Braxton Hicks. Nếu lần đầu mang thai, rất có thể mẹ không cảm nhận được cơ tử cung uống con như thế nào. 

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi ở tuần thứ 35 của thai kỳ

Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh 

Mang thai 35 tuần là lúc mà mẹ bầu nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đi sinh. Để không bị sót bất  kỳ món đồ nào, chị em cần liệt kê danh sách các đồ vật thiết yếu, sau đó xếp chúng vào một giỏ riêng. Khi chuyển dạ, mẹ chỉ cần xách giỏ lên và đi đến bệnh viện mà không cần phải mất thời gian xếp đồ.

Bên cạnh quần áo, tã bỉm… dành riêng cho bé, mẹ cũng nên chuẩn thêm các vật dụng thiết yếu cho mình. Các loại áo ngực dành cho sản phụ hoặc miếng lót ngực là rất cần thiết vì cơ thể bạn sẽ bắt đầu tiết ra sữa non sau khi sinh bé. Chưa kể, ngực của mẹ cũng trở nên nặng nề hơn khi cơ thể tăng cân. Vì thế các loại áo ngực dành cho bà bầu sẽ mang lại cảm giác thoải mái tối đa. 

chỉ số thai 35 tuần
Vài tuần trước sinh, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đi sinh

Trong những tuần còn lại của thai kỳ, mẹ bầu sẽ bận rộn hơn. Vì thế bạn nên nhân lúc còn rảnh rỗi, hãy sắp xếp kế hoạch sinh nở cẩn thận. Nếu có điều kiện, việc thuê y tá để chăm sóc cho mẹ và bé tại nhà cũng là điều rất đáng để cân nhắc. 

Ngoài giỏ đồ đi sinh gồm đồ của bé và mẹ thì các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, xà phòng, khăn,... cũng rất cần thiết. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị đủ hết để tránh quên vào thời điểm trở dạ. 

Tìm hiểu về những phương pháp giảm đau khi sinh 

Nhiều mẹ bầu 35 tuần lo lắng việc sinh con sẽ gây đau đớn. Thật may là y học hiện đại phát triển mang đến các giải pháp giảm đau hiệu quả như gây tê tại chỗ hoặc kỹ thuật thở. Những phương pháp này giúp quá trình sinh bé diễn ra suôn sẻ, hạn chế đau và mẹ vẫn đủ tỉnh táo để chào đón em bé của mình. 

Sử dụng băng dán thông mũi

Bạn sẽ cảm thấy đôi chút ngột ngạt ở phần mũi do niêm mạc mũi bị sưng lên vì hormone thai kỳ gây ra. Các loại băng dán thông mũi là cách giúp thoát khỏi sự khó chịu này, cũng như giúp quá trình hô hấp ở thai phụ diễn ra tốt hơn. 

Lên kế hoạch sinh 

Khi mang thai 35 tuần, mẹ bầu nên dành thời gian lên kế hoạch sinh nở, cụ thể: 

  • Tìm hiểu các thông tin về quá trình chuyển dạ và sinh nở 
  • Diễn biến quá trình sinh con, bao gồm các cơn co thắt lần đầu xuất hiện đến khi em bé chính thức chào đời 
  • Tìm hiểu về các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín hoặc tìm nữ hộ sinh chăm sóc mẹ và bé sau sinh
thai nhi 35 tuần
Việc lên kế hoạch sinh nở chu đáo giúp hành trình đón bé thuận lợi hơn

Giảm chứng ợ nóng 

Làm thế nào để giảm bớt chứng ợ nóng khi mang thai 35 tuần? Bạn hãy ngồi thẳng lưng khi ăn và vài giờ sau khi ăn, kết hợp ăn chậm nhai kỹ. Dạ dày của bạn sẽ làm việc ít hơn nếu nhai thức ăn thật kỹ và hạn chế được tình trạng ợ nóng. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt hoạt động, vừa giúp trung hòa axit trong thực quản. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng kẹo cao su vì có thể gây ra hiện tượng nhuận tràng.

Tập thể dục 

Nếu mẹ bầu tập thể dục chăm chỉ vào giai đoạn mang thai, em bé chào đời ít bị đau bụng, dễ ngủ qua đêm sớm hơn và có khả năng làm dịu bản thân một cách tốt hơn. Nguyên nhân là do thay đổi về nồng độ oxy, nhịp tim, rung động và âm thanh trên cơ thể mẹ có thể kích thích đến bé, giúp bé “dễ nuôi” hơn lúc chào đời.

thai tuần 35
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên để tốt cho cả hai mẹ con

Tham gia lớp học hồi sức tim phổi CPR cho trẻ sơ sinh 

Cuối cùng, ở tuần 35 thai kỳ, mẹ có thể dành ít thời gian để học về hồi sức tim phổi CPR cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể học tại các trung tâm sức khỏe cộng động, bệnh viện hoặc các lớp học bên ngoài kết hợp luyện tập tại nhà để có thể sử dụng đến kỹ năng này nếu có xảy ra trường hợp không may. 

Thai 35 tuần là thời điểm cả mẹ và bé đều có những thay đổi quan trọng cho quá trình sinh nở diễn ra vài tuần sau đó. Mẹ sẽ đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu nhưng hãy yên tâm rằng chúng sẽ biến mất sau sinh. Tốt nhất bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ và dành thời gian tìm hiểu những thông tin cần thiết về quá trình sinh nở sắp tới để có sự chuẩn bị tốt nhất khi bé chào đời.

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai 31 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thai 32 tuần phát triển như thế nào? Gò cứng bụng ở mẹ

Thai nhi 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? – Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Thai 34 tuần phát triển như thế nào? Sự thay đổi của mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *