Thai 32 tuần phát triển như thế nào? Gò cứng bụng ở mẹ

Khám thai 32 tuần là một trong những mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu nhất định không nên bỏ qua. Đây là thời điểm mẹ bầu cần theo sát sự phát triển của bé, đồng thời tâm sinh lý của mẹ trong giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi. Dưới đây là những lời khuyên của từ các chuyên gia sản khoa giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.

thai 32 tuần
Thai 32 tuần gò cứng bụng 

1. Thai 32 tuần phát triển như thế nào?

Thai 32 tuần nặng bao nhiêu? Chiều dài cơ thể của thai nhi 32 tuần dao động trong khoảng 42cm - 42,5cm với trọng lượng cơ thể trung bình là 1,5 - 1,8kg. Kích thước này là kích thước đo từ đỉnh đầu đến bàn chân của bé. Các bộ phận trong cơ thể của bé lúc này đang dần được hoàn thiện để tiến tới giai đoạn hoạt động độc lập, thích nghi với môi trường bên ngoài. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Do thời điểm thai nhi 32 tuần, mắt đã phát triển hoàn thiện nên có độ nhạy bén cao. Bé có thể nhắm mắt, chớp mắt, nháy mắt hoặc mở mắt. Đặc biệt, bé còn có thể tự điều tiết mắt, nhắm mắt nếu va phải ánh sáng quá mạnh xuyên qua bụng của mẹ. Lớp lông tơ trên cơ thể bé bắt đầu rụng dần và hòa vào nước ối. Khi siêu âm vào tuần 32, mẹ bầu sẽ thấy bé mập mạp và làn da mịn màng hơn, đây là do lớp chất béo đang dần tích tụ dưới da của bé giúp bé trông đầy đặn hơn. 

Thai 32 tuần là tuần đánh dấu thời điểm bé bắt đầu có nhu cầu lớn về lượng canxi mỗi ngày để phát triển hệ khung xương, não bộ. Do đó, bé đã xuất hiện móng tay và móng chân vào tuần 32. Những sợi tóc máu của bé sẽ bắt đầu mọc dài nhanh chóng. Làn da của bé không còn “ đỏ hỏn” mà dần chuyển sang hồng hào hơn. 

Do lúc này, lượng nước ối đã giảm đi, kích thước thai nhi lớn chiếm phần lớn khoang bụng của mẹ. Vì vậy, bé sẽ ít đạp và hoạt động hơn nhưng mẹ bầu vẫn sẽ cảm nhận được từng cử chỉ của bé. Đặc biệt, bé đã bắt đầu biết đi tiểu và nước tiểu sẽ hòa vào nước ối. 

2. Cơ thể mẹ thay đổi thế nào khi thai 32 tuần tuổi?

Khi sự phát triển của bé bắt đầu tăng dần lên, cơ thể mẹ cũng cần thay đổi để thích ứng với quá trình lớn lên của bé. Từ tuần 32 trở đi, mẹ có thể phải bước vào giai đoạn mệt mỏi nhất của thai kỳ. Do thai đã lớn, mẹ sẽ luôn cảm thấy nặng nề hơn. Trường hợp mạch máu ở một vài khu vực bị tắc nghẽn gây tê hoặc phù nề như: Cánh tay, cẳng chân, bàn chân, ngón tay, cổ tay. 

Thi thoảng, đầu vú mẹ mang thai tuần 32 có thể tiết ra dịch màu trắng đục hoặc màu trắng trong có độ nhớt nhẹ. Đây chính là lượng sữa non tự nhiên giàu dưỡng chất mà người mẹ tiết ra. Ngực lúc này sẽ căng lên và đôi lúc khiến bị bị đau nhức, tức ngực và khó thở. Do kích thước của thai nhi quá lớn làm đè lên 1 phần dạ dày nên khiến không gian bên trong dạ dày bị co hẹp. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu chán ăn, ăn nhanh no và luôn có cảm giác đầy bụng. Đồng thời, bào thai còn đè lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu liên tục, tần suất sẽ ngày càng tăng vào những tuần cuối của thai kỳ. 

thai nhi 32 tuần
Vào tuần 32 kích thước của bé đã tương đối lớn

Khi mang thai tuần 32, dịch âm đạo sẽ bị kích thích sản sinh nhiều hơn. Do vậy mẹ cần liên tục vệ sinh sạch sẽ để tránh gây nhiễm khuẩn phụ khoa. Nếu phát hiện dịch âm đạo có mùi bất thường cần đến ngay bệnh viện thăm khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để nhận tư vấn và đưa ra giải pháp kịp thời. Viêm âm đạo luôn là 1 trong những nguyên chính gây ra sinh non ở mẹ bầu. 

2.1. Cơn gò Braxton Hicks xuất hiện 

Cơn gò Braxton Hicks là những cơn gò chuyển dạ giả có tên gọi khác là cơn gò tử cung, nó xuất hiện tự nhiên nhằm giúp mẹ bầu chuẩn bị tâm lý cho cơn gò chuyển dạ thực sự. Các cơn gò đã có thể xuất hiện ở mẹ bầu từ tuần 20. Tuy nhiên, thai 32 tuần tuổi gò cứng bụng sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi hơn. Khi các cơn gò xuất hiện, tử cung của thai phụ sẽ có hiện tượng thắt chặt và cứng lại. Càng vào những tuần cuối của thai kỳ, tình trạng này ngày càng xuất hiện nhiều hơn và mức độ đau cũng tăng dần. 

Mỗi cơn gò sẽ thường kéo dài trong 30s đến 1 phút làm co bóp tử cung và đôi khi có thể kéo dài đến hơn 2 phút. Để khắc phục được tình trạng này, mẹ bầu khi xuất hiện cơn gò tử cung cần cố gắng đứng dậy hoặc thay đổi tư thế. Tuy nhiên, nếu tình trạng co thắt ngày càng kéo dài và khiến thai phụ mệt mỏi thì cần đến ngay bệnh viện để thăm khám kịp thời. 

2.2. Tử cung phát triển to hơn 

Do cần không gian cho thai nhi phát triển nên tử cung của mẹ bầu ngày càng giãn ra và to hơn. Vào tuần 32, tử cung có thể chèn vào dạ dày, vì vậy nhiều trường hợp bé đạp phải các cơ quan trung quanh bào thai khiến mẹ chóng mặt, buồn nôn, khó chịu. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng rỉ nước tiểu, ợ nóng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không thể chịu đựng được các biểu hiện kể trên, đau đầu kéo dài và đôi khi khiến mẹ bầu chóng mặt thì nên thăm khám bác sĩ sớm để khắc phục kịp thời. 

2.3. Những thay đổi về tâm lý và cảm xúc ở tuần 32 thai kỳ

Khi bước vào những tuần cuối của thai kỳ, ở vị trí người mẹ nhiều mẹ bầu sẽ không khỏi lo lắng cho con mà rơi vào cảm giác hồi hộp, háo hức. Hành trình vượt cạn sẽ đòi hỏi mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt. 

Thông thường, khi con sắp chào đời, mẹ bầu thường có những suy nghĩ làm sao để chăm sóc con thật tốt, nuôi dạy con đúng cách ra sao. Đồng thời, mẹ phải liên tục bổ sung các kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và những lưu ý trong những tuần cuối khi mang thai. Kết hợp với đó là những tháng cuối mẹ bầu thường dễ bị mất ngủ nên tâm trạng bất ổn, dễ rơi vào tình trạng suy nghĩ nhiều dẫn đến trầm cảm. Do vậy, gia đình mẹ bầu cần luôn tạo không khí tốt nhất để mẹ bầu thai 32 tuần luôn lạc quan và giữ tinh thần tích cực, thoải mái. 

mang thai tuần 32
Thiếu ngủ và đau đầu kéo dài khiến mẹ bầu mệt mỏi 

3. Những triệu chứng mẹ bầu gặp phải khi mang thai tuần 3?

Khi bước vào giai đoạn tăng tốc trong hành trình phát triển của bé trong bụng mẹ, cân nặng và kích thước của bé sẽ tăng lên nhanh chóng. Do vậy, việc mẹ bầu gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu là không thể tránh khỏi. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất: 

  • Mẹ bầu di chuyển khó khăn do thai 32 tuần gò cứng bụng, cân nặng của mẹ tăng cân nhanh chóng khiến việc đi lại trở lên nặng nề. Đồng thời, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng mao mạch bị tắc nghẽn gây ra phù nề chân, thường xuyên bị chuột rút và tê chân. 
  • Bầu ngực mẹ bầu lúc này sẽ to dần và căng tức do tuyến sữa đã bắt đầu hình thành cũng như hormone trong cơ thể mẹ đang mất cân bằng. Núm vú có màu sẫm hơn và đôi khi tiết dịch màu trắng đục hoặc trắng trong, đây là lượng sữa non với dưỡng chất dồi dào. 
thai 32 tuần phát triển như thế nào
Mẹ bầu thi thoảng sẽ gặp phải những cơn đau tức vùng ngực
  • Mặc dù thai nhi đã di chuyển xuống khoang xương chậu nhưng do kích thước quá lớn nên đôi khi có thể khiến mẹ bầu bị khó thở, thường xuyên bị đầy hơi, tức bụng và chán ăn. 
  • Dịch âm đạo bắt đầu tiết ra nhiều hơn khi càng gần ngày sinh. Đây là một tín hiệu thông báo bé sắp chào đời nhưng cũng là kẽ hở khiến vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào cơ thể người mẹ. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng. Trường hợp ngứa rát âm đạo hoặc âm đạo có mùi hôi cần tới ngay bệnh viện để thăm khám. 
  • Mẹ bầu rất dễ xảy ra tình trạng thiếu máu hoặc thiếu dinh dưỡng vào những tuần cuối của thai kỳ, do vậy sẽ xuất hiện các cơn chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi. Lúc này mẹ cần bổ sung thêm sắt, canxi và các thực phẩm giàu vitamin. 
  • Cơ thể mất cân bằng vào những tuần cuối do bé đã đạt kích thước quá lớn, phần lớn trọng lực sẽ dồn lên phần lưng khiến mẹ bầu bị đau lưng.

4. Lời khuyên dành cho bà bầu tuần 32 

Chúng tôi hiểu rằng, những tuần thai cuối cùng sẽ là quãng thời gian mệt mỏi đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý một số lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa sản để có một thai kỳ nhẹ nhàng và khỏe mạnh hơn. 

4.1. Hạn chế căng thẳng 

Khi cân nặng tăng đột biến, các vết rạn trên bụng ngày càng lộ rõ, những nỗi lo cho con sau khi chào đời khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều nỗi lo lắng và hồi hộp. Tuy nhiên, tình trạng căng thẳng kéo dài của người mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả mẹ và thai nhi. Do vậy, thai phụ nên duy trì tập thể dục mỗi ngày, làm điều mình thích và giữ tâm trạng lạc quan trong suốt thai kỳ. 

thai 32 tuần nặng bao nhiêu
Duy trì tập thể dục mỗi ngày để giảm bớt căng thẳng

4.2. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất 

Mang thai tuần 32 sẽ là giai đoạn mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Việc bổ sung dinh dưỡng không chỉ đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ bầu cũng đủ sức khỏe cho lần vượt cạn sắp tới. Dựa vào những dinh dưỡng bé cần bổ sung trong giai đoạn 32 tuần trở đi, mẹ bầu cần bổ sung thêm các dưỡng chất sau đây vào chế độ dinh dưỡng hàng tuần: 

  • Đạm: Đạm là thành phần quan trọng có thể giúp bé tăng tới 200gr/ tuần. Đạm sẽ có trong các thực phẩm như: Cá, trắng, các loại thịt đỏ, sữa hoặc đậu nành. 
  • Chất béo: Omega 3 và DHA là 2 chất béo quan trọng giúp bé phát triển toàn diện về trí não, giúp bé thông minh, trí nhớ tốt và sáng mắt. 2 loại chất béo này có thể hấp thụ thông qua: Các hồi, cá thu,….
  • Chất xơ: Do đây là thời điểm mẹ bầu thường xuyên bị táo bón do bổ sung sắt mỗi ngày. Vì vậy, mẹ bầu đặc biệt cần bổ sung chất xơ để giảm tình trạng táo bón. Các thực phẩm chứa lượng chất xơ dồi dào: Các loại rau xanh, bánh mì, gạo lứt, ngô,.... 
  • Vitamin C: Vitamin C là thành phần dinh dưỡng giúp bé tăng cường đề kháng và tăng cân nhanh chóng. Mỗi ngày, mẹ bầu nên bổ sung 70mg Vitamin C bằng cách duy trì thói quen uống nước cam hoặc nước ép bưởi, ép ổi mỗi ngày. 
  • Sắt: Sắt là thành phần quan trọng giúp mẹ bầu giảm thiểu được nguy cơ sinh non và bé nhẹ cân. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung sắt đầy đủ cho bé và mẹ nhằm kích thích cơ thể mẹ bầu sản sinh nhiều máu để nuôi dưỡng thai nhi. . 
  • Canxi: Do đây là thời điểm hệ xương khớp của bé bắt đầu hoàn thiện nên cần bổ sung 1 lượng lớn canxi Canxi để tránh tình trạng bé gặp các bệnh về xương khớp. Đặc biệt, nếu không bổ sung đủ canxi cho bé trong giai đoạn này, bé sẽ tự hấp thụ canxi từ mẹ khiến mẹ bị tụt canxi và nhẹ cần khi sinh. Canxi là chất có trong các thực phẩm như: Hải sản, sữa, cua, tôm,...
  • Uống đủ nước: Mặc dù ở tuần 32 mẹ sẽ thường đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên vẫn cần bổ sung đủ 2 - 3 lít nước 1 ngày để nước ối của mẹ luôn ổn định.

4.3. Uống đủ nước

Uống đủ nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những tuần cuối của thai kỳ. Mặc dù đây là giai đoạn thai phụ đi tiểu nhiều lần nhưng hãy cố gắng uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày. Uống đủ nước sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, cải thiện khả năng lưu thông máu, giảm tình trạng táo bón ở mẹ bầu. Mẹ bầu có thể kết hợp thêm nước dừa để bổ sung nước ối cho bé. 

thai 32 tuần gò cứng bụng
Uống đủ nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể

4.4. Tìm hiểu dấu hiệu chuyển dạ sớm 

Để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, mẹ bầu cần nhớ rõ những dấu hiệu của việc chuyển dạ sớm. Việc trang bị đầy đủ kiến thức về những triệu chứng báo hiệu chuyển dạ sớm là vô cùng quan trọng. Nó giúp mẹ bầu chủ động hơn, nhập viện kịp thời khi xảy ra các dấu hiệu như: rỉ nước ối, chảy máu âm đạo, cơn co thắt chuyển dạ hoặc tiêu chảy nghiêm trọng. 

4.5. Tăng cường sức khỏe xương chậu 

Khoang xương chậu là khu vực bảo vệ bé trong những tháng cuối. Đặc biệt, cơ xương chậu sẽ cần hoạt động để đẩy bé ra ngoài vào ngày chuyển dạ. Do vậy, mẹ bầu cần duy trì các bài tập nhằm tăng sức khỏe vùng xương chậu, giảm tình trạng đau lưng kéo dài và giúp bớt đau khi sinh nở. 

5. Khám thai ở mốc thai 32 tuần tuổi 

Khi khám thai ở mốc thai 32 tuần gò cứng bụng, mẹ bầu cần thực hiện 3 hạng mục chính: Khám thông thường, siêu âm và làm các xét nghiệm liên quan. 

Khám thai tuần 32 thông thường

  • Đo huyết áp và cân nặng của mẹ bầu
  • Kiểm tra lượng đường và lượng đạm có trong nước tiểu
  • Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của thai nhi
  • Đo chiều cao đáy tử cung
  • Kiểm tra tay chân mẹ bầu và xác định nguyên nhân nếu chân tay mẹ bầu bị phù nề. 
khám thai tuần 32
Khám thai tuần 32 là mốc khám vô cùng quan trọng

Siêu âm

  • Đo chiều dài cơ thể và cân nặng chuẩn của bé
  • Kiểm tra não thai nhi để phát hiện dị tật nếu có. 
  • Kiểm tra lượng nước ối, phát hiện nước ối có đục màu hay không
  • Xác định ngôi thai 32 tuần

Xét nghiệm liên quan

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm men gan, kiểm tra đường huyết và điện giải của mẹ bầu
  • Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Thai 32 tuần gò cứng bụng là hiện tượng xảy ra ở mọi mẹ bầu. Đây là một biểu hiện bình thường và mẹ bầu có thể yên tâm thai nhi vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần theo dõi những lời khuyên của chuyên gia thai sản chúng tôi đã gửi đến bạn để tránh xảy ra sai lầm trong những tuần cuối. 

Lưu ý: Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai 31 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thai nhi 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? – Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Thai 34 tuần phát triển như thế nào? Sự thay đổi của mẹ

Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển như thế nào? – Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *