Thai 31 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thời điểm mang thai tuần 31 trở đi sẽ là giai đoạn bé có sự phát triển vượt bậc từ hệ khung xương, các cơ quan trong cơ thể cũng như kích thước và cân nặng. Do thai nhi ngày một lớn, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng lạ và chúng là gì? Lời  khuyên cho mẹ bầu khi thai 31 tuần ra sao?

1. Thai 31 tuần phát triển như thế nào?

Thai 31 tuần là bao nhiêu tháng? Giai đoạn thai nhi 31 tuần là mẹ bầu đang ở tháng thứ 5 và chỉ còn khoảng 2 tháng nữa bé sẽ chào đời

Thai nhi 31 tuần nặng bao nhiêu? Theo nghiên cứu và khảo sát cho thấy, thai nhi ở tuần thứ 31 có cân nặng trung bình là 1.4 - 1.6kg và có độ dài khoảng 41cm - 42cm. Thai 31 tuần tương đương với tháng thứ 8 của thai kỳ. Lúc này, cân nặng của bé tăng lên nhanh chóng nhờ quá trình bắt đầu tích mỡ dưới da và ngày càng bụ bẫm. 

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư

Các chỉ số thai nhi 31 tuần mà mẹ cần nằm:

  • Đường kính lưỡi đỉnh của thai 31 tuần tuổi (BPD): 72 – 87mm, trung bình khoảng 78 – 81mm.
  • Chiều dài xương đùi (FL): 55 – 68mm, trung bình khoảng 59 – 61mm.
  • Chu vi vòng bụng của thai nhi tuần 31(AC): 245 – 310mm, trung bình khoảng 278 – 282mm.
  • Chu vi vòng đầu (HC): 276 – 317mm, trung bình 293 – 300mm.

Đây cũng là thời điểm thai nhi 31 tuần hoạt động nhiều hơn và năng động hơn. Do đó, mẹ có thể cảm nhận được các cử động của bé trong bụng suốt cả ngày hoặc những cú đạp nhẹ. Quá trình hoạt động này là cách để bé bắt đầu phát triển hoàn thiện tứ chi. Tiếp đến, bước sang tuần thai thứ 31, bé đã hoàn thành quá trình quay đầu, đầu của bé dọc xuống tử cung và nằm ở khoang xương chậu. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn tuy nhiên cảm giác nặng nề hơn.

Lớp lông nhung bao bọc lấy cơ thể thai nhi 31 tuần đã bắt đầu rụng dần và hòa vào nước ối. Dù bé có uống nước ối khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nó sẽ được đẩy toàn bộ ra ngoài ở lần đi ngoài đầu tiên. Chỉ chưa tới 10 tuần nữa, bé sẽ ra đời, do vậy đây là khoảng thời gian các tế bào thần kinh trong não bắt đầu quá trình phát triển nhanh chóng, bé dần cảm nhận được 2 giác quan: Vị giác và xúc giác.

2. Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai tuần 31?

Bước qua mỗi tuần thai, cơ thể của người mẹ có những sự thay đổi nhất định nhằm phục vụ quá trình thích nghi với sự lớn lên từng ngày của thai 31 tuần tuổi. Một số thay đổi thường thấy ở mẹ bầu: 

  • Vú tiết dịch: Bước sang tuần 31, thi thoảng vú mẹ bầu sẽ bị căng tức và khi chạm vào sẽ tiết dịch ở đầu vú. Đây là lượng sữa non giàu dinh dưỡng có chứa các thành phần như đạm,  chất béo, các kháng thể IgA, IgG hoặc khoáng chất.
  • Đau lưng: Do đây là giai đoạn bé đã quay đầu và đầu hướng về phía tử cung. Vì vậy, toàn bộ phần đầu của bé sẽ nằm ở khoang xương chậu. Do đó, nó gây ra tình trạng đau lưng cho mẹ bầu. 
  • Khó thở: Mặc dù thai nhi đã di chuyển thấp xuống vùng xương chậu, tuy nhiên do tử cung giãn nở và tác động ngược lại vào cơ hoành khiến cơ hoành không thể giãn hoàn toàn, do đó mẹ thường bị hụt hơi và khó thở. 
  • Đi tiểu nhiều lần: Lúc này, thai nhi 31 tuần đã có kích thước lớn và di chuyển xuống khoang xương chậu nên chèn ép vào bàng quang, thu hẹp bàng quang khiến mẹ thường xuyên đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Táo bón: Do khi mang thai, ruột già giảm nhu động làm tăng khả năng hấp thụ nước, từ đó gây ra tình trạng táo bón. Cần bổ sung nhiều sắt trong thời gian mang bầu là một trong những nguyên nhân gây táo bón nên mẹ cần bổ sung đủ chất xơ và uống nước để giảm tình trạng táo bón.
  • Ợ chua: Do tác dụng của tử cung lên dạ dày, đẩy dạ dày hướng lên phần thực quản nên khiến mẹ thường ợ chua. Đặc biệt, hormone Progesterone tiết ra trong quá trình mang thai làm giảm nhu động của ống tiêu hóa và giảm chức năng hoạt động của cơ hoành. 
  • Cơn gò sinh lý: Các cơn gò sinh lý sẽ bắt đầu xuất hiện nhiều hơn vào những tháng cuối của thai kỳ. Đây là tiền đề chuẩn bị tâm lý cho mẹ mang thai tuần 31 vào lần sinh đẻ sắp tới. Mỗi cơn gò kéo dài từ 30s đến 1 phút. 
thai 31 tuần

3. Mang thai tuần 31, mẹ cần lưu ý những điều gì?

Khi thai 31 tuần, cơ thể mẹ bầu sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, để làm giảm các triệu chứng gặp phải, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Theo dõi độ phù trên mặt: Nếu cân nặng cơ thể không tăng nhiều vào những tháng cuối nhưng mặt bị phù đột ngột. Đồng thời mẹ bầu cảm thấy bị giảm thị lực và thường xuyên đau đầu thì cần đến bệnh viện thăm khám. Đây là một dấu hiệu của bệnh tiền sản giật. 
  • Uống đủ nước: Mặc dù mẹ mang thai tuần 31 phải đối mặt với tình trạng đi tiểu nhiều lần vào những tuần cuối của thai kỳ nhưng vẫn cần duy trì uống đủ nước. Uống đủ nước sẽ giúp đẩy toàn bộ độc tố ra ngoài cơ thể trước khi sinh con. Đồng thời, nó giúp hạ thân nhiệt cho mẹ bầu, giữ được tinh thần tỉnh táo và thoải mái. 
  • Ngăn tình trạng giãn tĩnh mạch: Duy trì tập thể dục hàng ngày, kiểm soát chế độ dinh dưỡng để không tăng cân quá nhiều trong những tháng cuối. Nên nghiêng về bên trái khi ngủ đêm để tránh tình trạng giãn tĩnh mạch. 

4. Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ ở tuần 31 thai kỳ

Trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, đặc biệt là từ thai nhi tuần 31, mẹ cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào của cơ thể. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu xảy ra tình trạng són tiểu cần đến thăm khám hoặc báo ngay cho bác sĩ để chắc chắn rằng đây là nước tiểu chứ không phải nước ối. 

Thời gian mang bầu sẽ khiến người mẹ chịu nhiều mệt mỏi và đối diện với nhiều vấn đề. Đặc biệt thai 31 tuần có kích thước lớn và chèn ép vào tử cung khiến mẹ khó chịu hơn. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích đến bạn!

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quá trình mang thai và phát triển của thai nhi theo từng tuần

Thai 2 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu mẹ mang thai

Thai 6 tuần tuổi: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu bé khỏe mạnh

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *