Thai nhi 33 tuần tuổi phát triển như thế nào? – Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Thai 33 tuần là thời điểm thai nhi đã dần cứng cáp và phát triển toàn diện các cơ quan bên trong cơ thể trừ phổi. Các giác quan của bé dần trở nên nhạy bén. Vậy khi bầu 33 tuần mẹ bầu nên làm gì để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé?

thai 33 tuần
Ở tuần thai 33 thai nhi đã phát triển gần như toàn diện các cơ quan trong cơ thể

1. Thai 33 tuần phát triển như thế nào?

Giai đoạn thai 33 tuần là mấy tháng? Ở giai đoạn thai tuần 33, tức là mẹ bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ

Chỉ còn vài tuần nữa, bé sẽ ra đời và thích nghi với môi trường bên ngoài. Do vậy, bước sang tuần 33, các cơ quan trong cơ thể bé đã dần phát triển hoàn thiện. Đặc biệt là hệ não bộ của bé thời điểm này đã trở lên vô cùng nhạy bén với những thông tin được tiếp nhận từ bên ngoài. Thông qua thính giác bé có thể cảm thụ được giai điệu nhạc, nghe được các tiếng ồn lớn bên ngoài bụng mẹ. Kết hợp hình thức thai giáo thời điểm này sẽ giúp bé phát triển toàn diện EQ và IQ. 

Thai nhi 33 tuần nặng bao nhiêu? Bước sang tuần 33, bé sẽ có cân nặng trung bình dao động từ 1,5 - 2kg và chiều dài từ đỉnh đầu tới gót chân khoảng 44cm. Tuy nhiên, cân nặng và chiều dài cơ thể bé có thể tăng lên gấp đôi nếu những tuần cuối thai kỳ được cung cấp đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, bé đã có thể tự điều hòa nhiệt độc của cơ thể.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Các chỉ số thai nhi 33 tuần mẹ nên nắm

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 77 – 88mm, trung bình là 83mm
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi tuần 33 (FL): 58 – 70mm, trung bình là 63mm
  • Chu vi bụng của bé (AC): 254 – 334mm, trung bình là 299mm
  • Chu vi đầu của thai tuần 33 (HC): 290 – 326mm, trung bình là 30
thai nhi 33 tuần
Tay chân của bé thời điểm này đã vô cùng linh hoạt

Mắt của thai nhi lúc này đã vô cùng nhạy bén, bé đã có thể nháy mắt, mở mắt, chớp mắt và tự động điều tiết mắt nếu bất chợt va phải ánh sáng từ bên ngoài môi trường chiếu xuyên qua bụng mẹ. Ngoài phổi, các cơ quan còn lại trong cơ thể bé đã phát triển hoàn thiện. Hệ thống miễn dịch của bé đã phát triển độc lập nhờ quá trình hấp thụ kháng thể của mẹ qua nhau thai. 

2. Những triệu chứng gặp phải ở bà bầu 33 tuần

Ở mỗi giai đoạn, mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đa phần chúng đều là cách cơ thể thích nghi với sự phát triển của bé. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp và được cho là bé đang phát triển ổn định trong cơ thể mẹ. 

  • Bé đạp mạnh: Thai 33 tuần là tuần thai có lượng nước ối trong bào thai lớn nhất. Bé cũng phát triển cả cân nặng và kích thước nhanh chóng nên đôi khi có thể khiến mẹ mệt mỏi, đau bụng vì những cú đạp mạnh của mình. 
  • Giãn tĩnh mạch: Tình trạng giãn tĩnh mạch rất thường thấy ở các mẹ bầu ở các tuần cuối của thai kỳ. Tùy vào vị trí giãn mà giãn tĩnh mạch có thẻ gây ra phù nề chân, tay hoặc nghiêm trọng hơn là gây ra bệnh trĩ. 
  • Đau dây chằng: Do thời điểm này trong lượng cơ thể thay đổi nhanh chóng và nặng phần bụng, do vậy trong lượng cơ thể một phần tạo sức ép lên dây chằng và khiến dây chằng bị đau. Đây chỉ là một triệu chứng hết bình thường mà mẹ không cần lo lắng. 
bầu 33 tuần
Giai đoạn này bé có thể đạp rất mạnh do lượng nước ối đang ở mức tối đa
  • Móng tay và móng chân mọc nhanh hơn và dài hơn: Thời điểm này mẹ bầu 33 tuần bổ sung nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi và sắt nên khiến móng tay và móng chân của mẹ bầu dài ra nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu móng tay mọc dài nhưng bị giòn cần bổ sung thêm các loại hạt, ngũ cốc, kết hợp với viên nang Gelatin để giảm tình trạng trên. 
  • Khó khăn trong việc đi lại và làm mọi việc thường ngày do bụng quá to và chắn tầm nhìn của mẹ bầu. 
  • Suy giảm trí nhớ, mẹ bầu hay quên 
  • Co thắt tử cung: Các cơn co thắt tử cung đã xuất hiện từ tuần thứ 20 nhưng bước sang tuần thứ 32, các cơn đau kéo dài và mức độ đã tăng lên nhiều lần so với những tháng trước đó. Tuy nhiên, những cơn co thắt này sẽ giảm đi hoặc kết thúc nếu mẹ thay đổi tư thế ban đầu. 

3. Mẹ bầu 33 tuần nên làm gì? 

Trước những triệu chứng thường gặp khi thai nhi tuần 33 kể trên, có lẽ mẹ bầu đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất của thai kỳ. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là những lời khuyên giúp mẹ bầu vượt qua dễ dàng hơn. 

Đối phó với mất ngủ 

Do kích thước bụng đã lớn nên mẹ không thể nằm ở tư thế thoải mái nhất khi ngủ. Đồng thời, nhiều bé thường hoạt động về đêm, tình trạng chân tay phù nề, thường xuyên chuột rút khiến mẹ bầu 33 tuần thường mất ngủ dài ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể lo lắng cho sự ra đời của con sắp tới mà căng thẳng, dẫn tới mất ngủ. 

Tuy nhiên, việc ngủ đủ giấc vô cùng quan trọng, nó giúp đảm bảo thể trạng và sức khỏe cho mẹ bầu cũng như thai nhi. Trước khi đi ngủ, mẹ có thể đọc sách hoặc nghe nhạc để thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.

thai tuần 33
Mẹ bầu có thể đọc sách hoặc nghe nhạc để dễ đi vào giấc ngủ

Thử những mẹo giảm khó chịu ở dạ dày

Do thai nhi lúc này đè vào 1 phần dạ dày nên khiến mẹ bầu thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu hoặc chán ăn. Tuy nhiên, mẹ bầu 33 tuần có thể khắc phục tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, thường xuyên ăn sữa chua lợi khuẩn, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để giảm đau. Đồng thời nên cắt giảm lượng sữa uống mỗi ngày 

Tham gia lớp hướng dẫn cho bé bú 

Trong thời gian đầu, các mẹ bầu thường không loay hoay khi không biết làm sao để cho bé bú đúng cách. Vì vậy đã để mất lượng sữa non giàu dưỡng chất nhất. Để tránh tình trạng này, mẹ bầu cần tham gia một lớp hướng dẫn cho bé bú vào tuần 32 trở đi để có biết cách đặt bé ra sao và cho bé bú như thế nào để bú được nhiều nhất. 

Đăng ký gói dịch vụ sinh nở 

Sự chuẩn bị kỹ càng sẽ luôn là cần thiết để bé được hưởng dịch vụ chất lượng nhất. Quá trình sinh đẻ của mẹ cũng trở lên an toàn hơn. Do vậy, mẹ bầu cần đăng ký một gói dịch vụ sinh nở, gói này sẽ xác định được ai sẽ là bác sĩ trực tiếp đỡ đẻ cho bạn, bạn muốn sinh theo hình thức nào. Từ đó, bạn có thể yên tâm hơn khi biết được năng lực của bác sĩ cho lần vượt cạn của mình. 

4. Thai 33 tuần tuổi - Mẹ bầu nên ăn gì?

Dinh dưỡng của mẹ mang thai tuần 33 cũng chính là nguồn dinh dưỡng mà thai nhi có thể hấp thụ. Vì vậy, dựa vào những dưỡng chất, khoáng chất, vitamin cần thiết cho bé trong giai đoạn này mà các bác sĩ chuyên khoa thai sản khuyên mẹ bầu nên ăn các thực phẩm sau đây:

  • Thịt bò và các loại thịt đỏ cung cấp lượng Vitamin D dồi dào góp phần hình thành não bộ. 
  • Cá hồi: Các hồi là loại cá có hàm lượng chất béo Omega 3, Omega 6, DHA dồi dào giúp bé phát triển não bộ và sáng mắt. Từ đó, giúp bé có tư duy nhanh nhạy, trí nhớ tốt và thông minh hơn. 
  • Trứng gà: Là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, nó có chứa các loại Vitamin A, Vitamin D, vitamin B2, B6 cùng nhiều loại dưỡng chất khác có thể giúp bé ngăn ngừa khả năng mắc phải các dị tật bẩm sinh, giảm tình trạng tiền sản giật ở mẹ bầu.
  • Súp lơ trắng, bí ngòi, bắp cải cùng các loại rau xanh khác cung cấp chất xơ, các loại vitamin giúp bé được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện. 
  • Các loại hạt dinh dưỡng là thực phẩm vàng giúp mẹ bổ sung chất béo tốt cùng kẽm, sắt và các khoáng chất tốt cho sự hình thành não bộ và các cơ quan bên trong cơ thể của trẻ nhỏ. Đồng thời,  các loại hạt có chứa Photpho là thành phần giúp hình hình thành hệ thần kinh trung ương. 
  • Các loại hoa quả khác: Quả việt quất, quả kiwi, quả táo,...
thai 33 tuần là mấy tháng
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ và các loại vitamin 

5. Những thực phẩm mẹ nên tránh khi mang thai 33 tuần

Đây là thời điểm, mẹ mang thai nhi 33 tuần phải chịu đựng nhiều triệu chứng mệt mỏi như: Phù nề chân tay, đau đầu và táo bón. Vì vậy, bên cạnh những thực phẩm nên ăn khi mẹ bầu mang thai 33 tuần cũng có những thực phẩm mẹ nên tránh. Đây là những thực phẩm có chứa các chất không tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

  • Nhóm thực phẩm cay nóng: Mẹ bầu nên kiêng toàn bộ các thực phẩm cay nóng trong giai đoạn này. Đây là những thực phẩm khó tiêu hóa, có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày của mẹ, làm tình trạng ợ nóng ở mẹ bầu trở lên nặng nề hơn. 
  • Nhóm thực phẩm nhiều chất béo: Các thực phẩm được chiên rán không nên ăn vào những tuần cuối của thai kỳ. Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất béo không tốt, dầu mỡ gây khó tiêu, khiến cơ thể mẹ mệt mỏi để tiêu hóa. Đặc biệt, mẹ bầu không nên ăn vào buổi đêm do nó có thể khiến mẹ bầu mất ngủ. 
  • Thực phẩm chứa lượng Natri lớn: Natri sẽ khiến tình trạng ợ hơi và đầy hơi ở mẹ bầu nghiêm trọng hơn. Do vậy, mẹ bầu nên tránh ăn khoai tây, đặc biệt là khoai tây chiên, các loại nước sốt, đồ đóng hộp, cà chua hoặc dưa chua. 
  • Đồ có GAS và Caffeine: Đồ uống có ga sẽ chứa nhiều chất tạo ngọt nhân tạo và đường khó tan đặc biệt chất dinh dưỡng của nó hoàn toàn không có. Caffeine có thể khiến mẹ bầu mất ngủ. 
  • Đồ uống có cồn: Tuyệt đối trong giai đoạn thai 33 tuần, mẹ bầu không được sử dụng đồ uống có cồn, nó có thể tác động xấu đến thai nhi và quá trình sinh nở. 
thai nhi tuần 33
Không nên sử dụng đồ uống có cồn trong giai đoạn này

6. Các dấu hiệu của chuyển dạ sớm mẹ cần biết

Chuyển dạ sớm có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu không được nhận biết và ứng phó kịp thời nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con. Do vậy, mẹ bầu 33 tuần cần nắm được những dấu hiệu của chuyển dạ sớm khi đã bước sang tuần thai thứ 33. Sau đây là những dấu hiệu cơ bản và thường thấy mẹ bầu cần biết:

  • Các cơn gò sinh lý ngày càng tăng dần lên, các cơn đau kéo dài hơn 2 phút và tần suất cũng tăng mạnh
  • Đau buốt vùng lưng dưới và đau theo từng cơn, dù đổi tư thế thì tình trạng đau cũng không thuyên giảm.
  • Âm đạo bắt đầu rỉ máu hoặc rỉ dịch
  • Xuất hiện các triệu chứng dễ bị nhầm với cảm cúm thông thường như: Buồn nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng này và kéo dài tới trên 2 ngày thì cần đến gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời. 
  • Tăng tiết dịch âm đạo hoặc tăng áp lực trong khung chậu

Nhìn chung, có thể thấy các dấu hiệu trên thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu thai 33 tuần. Tuy nhiên, nó khiến mẹ bầu mệt mỏi và đau đớn hơn. Do vậy, khi bất kỳ triệu chứng nào khiến mẹ bầu quá sức để chịu đựng nằm ngoài các dấu hiệu trên, mẹ cũng nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời. 

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai 31 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thai 32 tuần phát triển như thế nào? Gò cứng bụng ở mẹ

Thai 34 tuần phát triển như thế nào? Sự thay đổi của mẹ

Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển như thế nào? – Lời khuyên dành cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *