Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Giai đoạn thai 37 tuần là lúc mẹ bầu đối diện với rất nhiều những thay đổi trên cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho bé chào đời. Vì thế, mẹ nên có sự chuẩn bị về mặt sức khỏe và tâm lý để cùng bé yêu đi đến hành trình cuối cùng của thai kỳ thực sự thuận lợi, suôn sẻ. 

1. Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào?

Giai đoạn thai 37 tuần là mấy tháng của thai kỳ? Giai đoạn mang bầu 37 tuần là mẹ bầu đang bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ và trong 2 tuần sắp tới, não và phổi của thai nhi sẽ phát triển đầy đủ

Khi mẹ mang thai được 37 tuần, thai nhi trong bụng đã tăng trưởng đáng kể. Vậy thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?Lúc này em bé trong bụng mẹ có chiều dài khoảng 48,3 cm và nặng khoảng 2800 gam. Nếu so sánh với một đồ vật cụ thể, bé cưng có thể to bằng bằng một quả dưa gang hay một quả bowling cỡ nhõ. Từ đây đến khi chào đời, trung bình mỗi tuần bé sẽ tăng thêm 200 gam.

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư

Các chỉ số thai 37 tuần mà mẹ cần nắm:

  • Chỉ số chiều dài đầu mông của thai nhi (CRL) khoảng 48.6 mm.
  • Chỉ số chiều dài xương đùi của thai 37 tuần (FL) khoảng 70 mm
  • Chỉ số BPD (Biparietal Diameter) là đường kính lưỡng đỉnh, nghĩa là đường kính lớn nhất tại mặt cắt vòng đầu thai nhi. Thai nhi 37 tuần thường đạt khoảng 90mm.
thai 37 tuần
Ở tuần 37 thai kỳ, bé có thể nặng khoảng 2800 gam

Càng về cuối thai kỳ, đầu của bé càng trở nên to hơn. Qua siêu âm, bác sĩ và mẹ có thể thấy chu vi vòng đầu gần bằng chu vi vòng ngực. Cơ thể bé cũng mũm mĩm hơn với các vết ngấn ở đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và tại khu vực cổ, vai bé có các vết hằn nhỏ. 

Khi mẹ mang bầu 37 tuần nghĩa là chỉ còn khoảng 3 tuần nữa bé sẽ chào đời. Tuy nhiên đây chỉ là con số ước tính vì một số trường hợp bé sẽ ra đời sớm hơn so với ngày dự sinh. Nếu các mẹ muốn sinh mổ, bác sĩ sẽ lên kế hoạch để mổ vào thời gian phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ chỉ mổ trước tuần 39 khi nhận thấy các dầu hiệu bất thường, cần đến sự can thiệp y tế. 

2. Thai nhi 37 tuần có sự thay đổi gì khác?

Thai nhi có thể đã quay đầu 

Thai nhi bắt đầu di chuyển xuống vùng xương chậu và có dấu hiệu quay đầu để chuẩn bị chào đời. Đây là lý do khiến mẹ bị sa bụng xuống phía dưới. Tuy nhiên nhiều trường hợp bé vẫn “lì lợm” nằm yên, không chịu quay đầu. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ thông báo với thai phụ và đưa ra những phương án xử lý tốt nhất. 

thai 37 tuần nặng bao nhiêu
Giai đoạn này, thai nhi đã quay đầu để chuẩn bị chào đời

Hệ miễn dịch 

Để chuẩn bị cho quá trình sinh sống độc lập khi ra đời, hệ miễn dịch của bé sẽ tiếp tục phát triển từng ngày và dần hoàn thiện nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng từ bên ngoài. Mẹ có thể giúp tăng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Cầm nắm

Ở tuần 37 thai kỳ, ngón tay của bé đã phát triển để có thể tự cầm nắm ngón chân, mũi hoặc những bộ phận khác trên cơ thể một cách khéo léo. Mẹ có thể dễ dàng quan sát được điều này thông qua siêu âm. 

Luyện tập hô hấp 

Ở tuần 37, việc hô hấp của bé chưa được tốt, do đó sẽ còn rất sớm nếu bé sinh ra trong giai đoạn này. Nếu bé phải sinh ở tuần 37, hầu hết sẽ phải nằm lồng thở máy. Đến tuần 39, thai nhi mới bắt đầu luyện tập hít thở bên trong nước ối. Thỉnh thoảng bé sẽ mở và chớp mắt, kết hợp vặn mình, xoay chuyển cơ thể.

hình ảnh thai nhi 37 tuần trong bụng mẹ
Hình ảnh thai nhi 37 tuần trong bụng mẹ - Bé bắt đầu tập luyện chuẩn bị cho việc hô hấp sau khi chào đời

Não và phổi

Ở tuần thứ 37 thai kỳ, thai nhi giống như một em bé sơ sinh. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là mọi chức năng trên cơ thể của bé đều hoàn thiện. Vẫn còn nhiều bộ phận trên cơ thể bé chưa hoàn chỉnh và sẽ tiếp tục phát triển sau khi bé ra đời, ví dụ như phổi và não. 

Trong tuần thứ 38 và 39 sắp tới, phổi và não bé mới tiếp tục trưởng thành và hoàn thiện. Đó là lý do mà các bác sĩ sản khoa cho rằng bé chưa đủ tháng cho đến khi đạt được 39 tuần.

Mái tóc

Mẹ không cần quá lo lắng nếu bé chào đời với một mái tóc dày óng mượt hay một quả đầu rất ít tóc. Mỗi đứa trẻ sơ sinh có sự phát triển khác nhau về mái tóc, có bé sở hữu mái tóc dày và dài từ 1 - 4 cm. Thế nhưng cũng có bé lại chẳng có bao nhiêu tóc. Một số trường hợp màu tóc của bé lại hoàn toàn không giống với màu tóc ba mẹ. Không ít trường hợp bé rụng hết tóc và sau đó mọc lại tóc mới với một màu khác. 

thai 37 tuần là mấy tháng
Bé có thể chào đời với mái tóc dày hoặc tóc lưa thưa

Những cú đạp 

Khi thai 37 tuần nghĩa là bé đã lớn lên rất nhiều nên không gian trong tử cung đã dần chật hẹp. Bé không còn đủ chỗ để thực hiện các động tác đạp, cựa quậy hay nhào lộn nữa. Thế nhưng bé vẫn sẽ cử động nhẹ một cách thường xuyên. Trường hợp mẹ thấy bé quá im ắng, tốt nhất hãy gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra.

Mút tay 

Như một cách tập luyện để bú sữa sau sinh, em bé của bạn sẽ mút tay khá nhiều trong thời gian này. Thường bé sẽ mút ngón tay cái và duy trì thói quen này sau khi ra đời, kể cả khi đã được bú no thì bé vẫn cứ thích mút ngón tay mình. 

3. Sự thay đổi ở cơ thể mẹ bầu tuần 37

Bụng bầu tụt xuống 

Cơ thể mẹ ở tuần 37 thai kỳ có sự thay đổi đáng kể, dễ nhận biết nhất chính là hiện tượng sa bụng bầu. Giai đoạn này, bụng bầu của mẹ thường tụt xuống để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé chào đời. Điều này khiến mẹ trông có vẻ nặng nề hơn, nhất là khi bước đi. 

thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn
Càng về cuối thai kỳ, bụng bầu của mẹ dần tụt xuống

Sự to lớn của bụng bầu tạo áp lực lên xương chậu và bàng quang, khiến mẹ cảm thấy đau và thường xuyên đi tiểu. Tuy nhiên việc sa bụng bầu cũng giúp mẹ cảm thấy dễ thở hơn so với giai đoạn trước đây.  

Phù nề tay chân 

Càng về cuối thai kỳ, hiện tượng phù nề tay chân càng trở nên rõ ràng hơn do cơ thể tích nước. Điều này là bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng, mọi thứ sẽ ổn sau khi sinh bé. Tuy nhiên nếu nếu mức độ phù nề ngày càng tăng, lan rộng ra mặt và vùng mắt thì bạn nên gặp bác sĩ.

Hay buồn nôn

Những tuần cuối cùng của thai kỳ, thai phụ dễ buồn nôn giống như ốm nghén những tháng đầu. Các mẹ bầu sẽ thấy mình nhạy cảm hơn, tuy nhiên không đến mức quá khó chịu. Việc mà mẹ bầu 37 tuần cần làm là theo dõi các cơn buồn nôn vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc cũng có liên quan đến hiện tượng tiền sản giật. 

thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào
Mẹ sẽ thường xuyên thấy buồn nôn

Khó ngủ

Nhiều mẹ bầu cảm thấy khó ngủ từ tuần 36 - 37 thai kỳ trở đi. Có nhiều nguyên nhân như bụng bầu càng trở nên to lớn, khó khăn trong việc tìm tư thế nằm thoải mái. Chưa kể, việc bé đã bắt đầu di chuyển và quay đầu xuống tạo một áp lực lớn lên bàng quang, ban đêm mẹ phải đi tiểu thường xuyên cũng làm cho giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không ngon giấc. 

Ngủ ngáy

Dù trước đây hoặc giai đoạn đầu thai kỳ mẹ không ngủ ngáy. Tuy nhiên khi mang thai 37 tuần và thời điểm gần sinh, các mẹ bầu có thể ngủ ngáy. Vì sao lại có hiện tượng này? Nguyên nhân là do hormone trong cơ thể đang dần thay đổi, màng nhầy ở mũi bị khô, ngứa khiến mẹ ngáy trong vô thức. 

Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ bầu nên giữa cho không gian phòng ngủ được rộng rãi, khoáng đạt và có đủ độ ẩm để ngủ ngon hơn, ít ngáy hơn. Dù đi tiểu nhiều vào giai đoạn này nhưng mẹ cũng cần phải uống đủ nước. Đừng quên sử dụng các loại gối cho bà bầu để có giấc ngủ ngon hơn.

Các cơn co thắt Braxton Hicks

Giai đoạn này, mẹ bầu 37 tuần sẽ đối diện các cơn co thắt Braxton Hicks với tần suất thường xuyên hơn. Nhiều bà bầu nhầm lẫn giữa co thắt Braxton Hicks và cơn gò chuyển dạ. Do đó, việc quan trọng mà các mẹ cần làm chính là học cách phân biệt hai loại cơn gò này để biết khi nào chuyển dạ thật để đến bệnh viện. 

chỉ số thai 37 tuần
Mẹ cũng gặp phải các cơn co thắt Braxton Hicks thường xuyên 

4. Mẹ bầu sinh con ở tuần 37 có sao không?

Từ tuần 37 thai kỳ, em bé có thể “đòi ra” đột ngột. Trên thực tế, có nhiều phụ nữ sinh con ở tuần thứ 37 do sức khỏe hoặc một số trường hợp mà bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu 37 tuần chọn sinh mổ cũng có thể cho bé ra đời sớm hơn so với ngày dự sinh. 

Các chuyên gia cho rằng nếu sinh con ở tuần 37 thì vẫn còn quá sớm. Lúc này, não bộ và cả phổi của bé chưa phát triển một cách toàn diện. Tốt nhất vẫn là sinh bé ở tuần 38 hoặc 39 khi cơ thể bé đã trưởng thành toàn diện. Dĩ nhiên trong các trường hợp bất khả kháng, bắt buộc bé phải sinh ở tuần 37. 

5. 7 lưu ý dành cho mẹ bầu ở tuần 37 thai kỳ

Mang thai 37 tuần mẹ cần lưu ý điều gì? Sau đây là 7 lưu ý quan trọng mà mẹ cần nhớ khi bước vào tuần 37 thai kỳ:

  • Giai đoạn này đã đến gần thời điểm bé chào đời, mẹ nên hết sức cẩn thận trong mọi hoạt động vì bất kỳ lúc nào bé cũng có thể “chui ra” 
  • Theo dõi thai máy để đảm bảo rằng bé yêu trong bụng mẹ phát triển bình thường 
  • Khi cơ thể xảy ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, dịch tiết âm đạo có máu, nước ối rỉ,... mẹ nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ kiểm tra 
  • Ăn uống đủ chất kết hợp nghỉ ngơi để có sức khỏe ổn định, sẵn sàng cho quá trình vượt cạn khó khăn sắp tới 
  • Không làm việc nặng, hạn chế lo lắng stress và không quan hệ tình dục mạnh bạo 
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ đạc khi đi sinh, cho vào túi gọn gàng để khi cần là mang đi 
  • Nắm rõ các dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện ngay khi các dấu hiệu này xuất hiện 
  • Khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ, nếu có bất kỳ lo lắng hay băn khoăn gì, bạn nên trao đổi thẳng thắn để được giải đáp 
bầu 37 tuần
Tuần 37 thai kỳ là lúc mẹ nên theo dõi sức khỏe cẩn thận để biết khi nào sắp sinh

Mang thai 37 tuần là lúc mẹ càng gần đến ngày sinh. Giai đoạn này bà bầu cần theo dõi kỹ sức khỏe của bản thân và sự hoạt động của bé trong bụng để đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu sinh. Việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý luôn là ưu tiên hàng đầu, giúp mẹ và bé đủ khỏe để vượt cạn thành công. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai 39 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu chuyển dạ

Thai nhi 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh? Lời khuyên dành cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *