Thai nhi 29 tuần – Sự phát triển của bé và thay đổi cơ thể mẹ

Bước sang tuần thai thứ 29, bé đã đạt được mức độ nhất định trong quá trình phát triển cân nặng, kích thước và não bộ. Đồng thời, thính giác của bé cũng bắt đầu hoàn thiện. Còn những thay đổi nào khác với thai nhi và cơ thể mẹ bầu? Hãy cùng Colos Multi điểm qua những thông tin quan trọng khi thai 29 tuần trong bài chia sẻ sau đây!

thai 29 tuần
Thai 29 tuần tuổi phát triển như thế nào

1. Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29?

Để theo sát sự phát triển của thai nhi 29 tuần, các bác sĩ sản khoa thường khuyên mẹ nên đếm số lần đạp của bé mỗi ngày. Thông thường khi bước sang tuần 29, bé sẽ đạp từ 2 - 3 lần 1 ngày nên không khó để mẹ đếm số lần bé đạp.  Chiều dài cơ thể của thi nhi trung bình sẽ dao động trong khoảng 39cm - 40cm và cân nặng của bé khoảng 1kg  - 1,3kg. Lúc này mẹ có thể hình dung khi co tròn người, bé sẽ trông như một quả bưởi. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Xét về cơ quan bên trong cơ thể, phổi của thai nhi 29 tuần sẽ bắt đầu nở ra  giúp bé có thể hô hấp tốt hơn. Lớp mỡ dưới da bắt đầu tích tụ giúp bé trông bụ bẫm với làn da mịn màng hơn. Từ thời điểm này, bé sẽ  bắt đầu tăng cân nhanh chóng và kích thước cơ thể cũng tăng đáng kể. Do vậy, mẹ sẽ cảm thấy nặng nề và thi thoảng có dấu hiệu mỏi lưng nếu đứng lâu hoặc ngồi sai tư thế. 

thai nhi 29 tuần
Bé đã quay đầu và di chuyển xuống khung xương chậu của mẹ

Phản xạ tay và chân bé cũng nhạy bén hơn, do không gian bào thai vẫn chứa nhiều nước ối và rộng rãi nên bé sẽ đạp nhiều hơn các tháng trước đó. Tuy nhiên, tình trạng bé đạp nhiều sẽ giảm đi khi bước sang tuần 32 - 34. Sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi sẽ khiến mẹ bầu nhanh chóng thấy đói bụng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ bầu cần chia nhỏ bữa ăn, kiểm soát cân nặng để tránh tăng cân mất kiểm soát, dưỡng chất vào mẹ mà không vào con. 

Tiếp đến, bé lúc này đã có thể tự điều chỉnh thân nhiệt của mình. Bộ não phát triển vượt bậc nên kích thước đầu bé sẽ to lên tương ứng. Phần lông nhung bao quanh làn da của bé đã bong gần hết và hòa vào nước ối. Do vậy nên hình ảnh siêu âm thai nhi 29 tuần sẽ thấy nước ối vẩn đục nhưng đây là hiện tượng bình thường. Bên cạnh đó, tủy sống của bé bắt đầu tăng dần khả năng sản xuất hồng cầu.

2. Những thay đổi về cơ thể của mẹ ở tuần 29 thai kỳ

Tính đến tuần 29, cân nặng phù hợp mẹ bầu nên tăng từ khi mang thai là 9 - 11 cân. Đây là ngưỡng cân nặng lý tưởng để mẹ không bị mất kiểm soát cân nặng mà bé có đủ dưỡng chất để phát triển. Do lúc này, mẹ cần ăn để nuôi 2 cơ thể một lúc nên lượng Calo cần nạp mỗi ngày là 2.400Calo, chỉ cao hơn mức bình thình 500kcal 1 ngày. 

Thời điểm thai 29 tuần, do Hormone đang tăng cao khiến mẹ bầu bắt đầu đau tức bầu ngực, đầu ti có thể xuất hiện sữa non có màu trắng đục và có độ dính nhẹ. Nước ối trong bụng mẹ lúc này sẽ tăng lên khiến bụng mẹ nặng nề hơn và bắt đầu có dấu hiệu xệ xuống. 

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ xuất hiện một số sự thay đổi sau đây trong thần thai thứ 29.

  • Do cung cấp đầy đủ canxi trong quá trình mang thai nên móng tay và móng chân của mẹ bầu sẽ mọc dài và nhanh hơn bình thường. Tóc của mẹ lúc này sẽ óng mượt hơn trước.
  • Có thể xuất hiện tình trạng táo bón đi kèm với một số triệu chứng như: Đầy hơi, khó tiêu,...Lúc này mẹ cần bổ sung đủ nước mỗi ngày và bổ sung thêm chất xơ để cải thiện tình trạng trên
  • Giãn tĩnh mạch ở 2 chân khiến chân bị phù nề và sưng lên.
  • Tâm trạng bất thường: Nguyên nhân là do Hormone thay đổi khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn. Đồng thời, ở vị trí của người mẹ mẹ bầu lo lắng cho con nên thường xuyên suy nghĩ. 
  • Khó thở: Mặc dù lúc này bé đã di chuyển xuống khoang hậu môn và đã quay đầu nhưng do bào thai quá lớn chèn ép vào tử cung khiến mẹ vẫn gặp phải tình trạng khó thở. 
  • Đau nửa đầu: Đau nửa đầu xảy ra khi mẹ bị mất ngủ dài ngày hoặc ngủ không sâu giấc. 
  • Mắc bệnh trĩ: Bệnh trĩ xảy ra khi mao mạch bị giãn hoặc chèn ép và gây ngứa và đau cho mẹ bầu. Khi phát hiện tình trạng này mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám hoặc nghe lời khuyên từ bác sĩ.
  • Tiền sản giật: Tiền sản xuất là triệu chứng nguy hiểm có thể xuất hiện ở mẹ bầu. Biến chứng của nó là khiến mẹ bầu mắc bệnh cao huyết áp, giảm chức năng của gan và thận.

3. Mẹ cần làm gì ở tuần thứ 29 - mốc khám thai quan trọng thứ 5?

Có 3 mốc khám thai quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu: Tuần 12, tuần 22 và tuần 29. Lần khám thai này, bác sĩ sẽ siêu âm 4D để phát hiện được sớm các dị tật bất thường như: Bệnh tim bẩm sinh hoặc não úng thủy. Nhẹ hơn, bác sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề như: Giãn não thất, tắc ruột, nhiễm trùng bào thai và tim thai bằng cách kiểm tra tim thai, xét nghiệm máu và nước tiểu. 

sự phát triển của thai nhi tuần thứ 29
Mẹ bầu cần bổ sung sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày

Tiếp đến, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ cần bổ sung lượng lớn canxi phục vụ quá trình phát triển của bé. Thai nhi 29 tuần có thể hấp thu khoảng 250 miligam Canxi từ mẹ để nuôi hệ thần kinh, hệ cơ và răng. Trường hợp bé không được cung cấp đủ canxi sẽ lấy canxi từ m, khiến mẹ bị tăng huyết áp và nhẹ cân sau sinh. Các thực phẩm chứa nhiều canxi: Cua, tôm, các loại hạt, sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, bông cải xanh hoặc sữa chua ít béo. Bên cạnh canxi, bé cũng cần bổ sung thêm Vitamin C, Folic, đạm và sắt nên thai phụ có thể ăn các thực phẩm như: Thịt bò, gà, cá, đậu nành.

Tập thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo huyết áp mẹ bầu ổn định trong suốt thai kỳ. Duy trì việc tập thể dục nhẹ nhàng 20 - 30 phút mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối.

4. Những lưu ý khi mang thai 29 tuần mẹ cần nắm

Khi cơ thể thích nghi với sự lớn lên nhanh chóng của thai nhi, trên làn da của mẹ bầu sẽ xuất hiện rõ hơn các đường tĩnh mạch chạy trên da. Khi thai 29 tuần, lượng máu lưu thông tăng vọt gây giãn tĩnh mạch. Khu vực xuất hiện tình trạng này rõ ràng là: Mặt, cổ và ngực hoặc cánh tay.

Do bụng cần giãn ra tương ứng với tốc độ lớn lên của thai nhi nên sẽ gây ra tình trạng rạn da của mẹ bầu. Các vết rạn của mẹ bầu có thể gây ngứa và rát. Do vậy, để giảm tình trạng này, mẹ bầu cần bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem chống rạn ngay từ khi bắt đầu mang thai để da đủ ẩm, độ đàn hồi da tốt. Sau sinh, da mẹ sẽ hạn chế bị thâm đen ở các khu vực rạn gây mất thẩm mỹ và khiến mẹ bầu mất tự tin.

sự phát triển của thai nhi tuần 29
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu từ tuần thai thứ 29 vô cùng quan trọng với thai nhi

Chế độ ăn của mẹ từ tuần thứ 29 trở đi vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn bé phát triển trí não, hệ khung xương, thị giác và thính giác nên cần bổ sung lượng lớn Canxi, DHA cùng các loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, mẹ không được quên bổ sung sắt mỗi ngày để giúp tủy sống sản sinh hồng cầu. Các loại vitamin sẽ giúp tạo liên kết cho các mạch máu trong cơ thể của bé. 

Để tránh tình trạng tiểu đường thai kỳ, mẹ mang thai 29 tuần chỉ nên ăn đồ ngọt tối đa 1 tuần/ 1 lần. Bổ sung đường sẽ giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng trong thời gian ngắn hạn. Khi ngủ nên nằm nghiêng và gác chân cao hơn một chút để tránh tình trạng máu tụ ở chân gây phù nề chân. Khi ngồi cũng nên gác chân lên ghế mà không nên vắt chéo chân. 

Thai 29 tuần là giai đoạn bé bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Đây sẽ là một thử thách đối với thể chết và tinh thần của mẹ. Thời gian này, mẹ bầu sẽ mệt mỏi và phải đối mặt với nhiều triệu chứng hơn. Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng mẹ bầu hãy thật mạnh mẽ để vượt qua giai đoạn này và chờ ngày mẹ tròn con vuông!

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Thai nhi 28 tuần – Quá trình phát triển của con và lưu ý cho mẹ

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *