Thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Khi thai 27 tuần là lúc mẹ bầu nhận thấy cơ thể có nhiều thay đổi như bụng to hơn, da rạn nhiều hơn, thèm ăn hơn,... Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì điều này có nghĩa bé đang phát triển tốt. Chỉ cần tập trung chăm sóc sức khỏe kết hợp tham vấn ý kiến bác sĩ là có thể tận hưởng những tháng cuối thai kỳ thật khỏe mạnh. 

thai 27 tuần
Thai 27 tuần phát triển như thế nào?

1. Thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào?

Thai 27 tuần là mấy tháng? Thời điểm này, mẹ đã bước vào giai đoạn 6 tháng và 3 tuần. Giai đoạn này, mẹ cũng đã bước vào những tuần cuối của tam nguyệt thứ hai và bé ngày hiện diện rõ nét hơn

Thai 27 tuần nặng bao nhiêu? Khi mẹ mang thai 27 tuần, bé con đang trên đà phát triển với kích thước dài khoảng 36,6cm và nặng khoảng 1 kg. Các chuyên gia ước tính rằng, bé to như một bông cải xinh xắn. Khi bé ngày càng lớn, đầu bé sẽ nặng hơn, song song đó sự tác động của trọng lực làm thay đổi hướng không gian của bé. 

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
thai 27 tuần nặng bao nhiêu
Hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi - Tuần thứ 27 thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ nặng khoảng 1 kg

Từng bộ phận trên cơ thể bé đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Lúc này võng mạc của bé đang hình thành, đồng thời thiên thần nhỏ của mẹ bắt đầu định hình các kiểu thức - ngủ riêng mình. Nếu để ý, mẹ sẽ thấy bé có một lịch trình hoạt động cụ thể: hoạt động khi thức và tĩnh lặng khi ngủ.

Đây là thời điểm mà não của bé đang trên đà hình thành và phát triển. Bạn sẽ thấy bé có những phản ứng mạnh mẽ, rõ rệt trước sự thay đổi của nhiệt độ hoặc khi nghe thấy âm thanh. Khi mẹ đi bộ, bé ở trong bụng cũng có cảm giác năng động hơn. Ngoài ra, khi nghe giai điệu các bài hát, nghe tín hiệu xe,.... cũng có thể khiến bé thấy phấn khích.

2. Thai nhi 27 tuần tuổi đã quay đầu chưa? 

Khi mẹ mang thai vào tuần thứ 27, bé yêu có thể sẽ chưa quay đầu. Đa phần, các bé sẽ quay đầu vào tuần thứ 32 - 36 thai kỳ để chuẩn bị chào đời. Bên cạnh đó, một số bé quay đầu rất muộn, đến sau tuần 37 mới chịu quay đầu xuống. 

thai 27 tuần là mấy tháng
Ở tuần 27 thai kỳ, em bé vẫn chưa quay đầu, vẫn nằm với tư thế đầu hướng lên trên

Vì thế, lúc này tư thế nằm của thai nhi 27 tuần chính là hướng đầu lên trên. Mẹ không cần phải quá lo lắng vì khi đến thời điểm, bé sẽ dần quay đầu xuống sẵn sàng cất tiếng khóc chào thế giới. 

3. Sự thay đổi trên cơ thể mẹ khi bầu tuần 27 

3.1. Vòng bụng tuần 27 thai kỳ

Khi mẹ mang thai 27 tuần, bụng sẽ to lớn hơn thấy rõ, đồng nghĩa với việc có nhiều vết rạn trên da. Hiện tượng rạn da vốn rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế điều này, làm chúng nhỏ và mờ hơn bằng cách dưỡng ẩm đầy đủ với dầu ô liu hoặc các loại kem dưỡng ẩm dành cho mẹ bầu. Việc dưỡng da đủ ẩm sẽ giúp bề mặt da trở nên đàn hồi hơn, co giãn tốt hơn và khó gây ra các vết nứt hơn.

thai nhi 27 tuần
Bụng mẹ bầu đã to hơn rất nhiều, rốn bị lồi hẳn lên và xuất hiện đường tăng sắc tố nằm trải dọc từ rốn xuống bụng dưới

Khi bụng to hơn, rốn của mẹ cũng bị đẩy lồi lên hẳn, dễ dàng thấy sau lớp quần áo mỏng. Đặc biệt, hiện tượng tăng sắc tố da còn tạo thành một đường thẳng tối màu nằm dọc từ rốn xuống bụng dưới. Bạn không cần phải lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe hai mẹ con. 

3.2. Mẹ bầu tuần 27 sẽ gặp những triệu chứng gì?

Giai đoạn tuần 27 của thai kỳ, thai phụ ngày càng tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên bạn chỉ nên chọn lựa những loại thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe và tránh đồ ăn chứa nhiều mỡ, đồ ngọt và carbohydrate. 

Từ thời điểm này cho đến lúc bé chào đời, cả hai mẹ con đều rất dễ tăng cân. Do đó mẹ cũng không nên ăn đồ ăn vặt, đồ ăn quá mặn hay thực phẩm cay. Tốt nhất, bạn nên kiểm soát để không tăng cần nhiều hơn số cân khuyến cáo.  

Khi mang thai 27 tuần, thai phụ cũng cảm thấy đau ngực và có phần khó thở. Nếu thấy khó chịu hoặc các cơn đau nặng hơn, bạn nên gặp bác sĩ ngay. Bên cạnh đó, bạn cũng đối diện với tình trạng phù nề cổ chân, cổ, tay, mặt,... Hiện tượng này khá bình thường nên mẹ không cần quá lo. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn khi không đi giày vừa chân hoặc không thể mặc vừa quần áo, hãy tìm đến bác sĩ. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên nghỉ ngơi để giảm bớt triệu chứng phù.

4. Siêu âm thai 27 tuần

Nếu bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, bình an thì có thể không cần đến siêu âm để kiểm tra gì. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ siêu âm khi gặp các trường hợp sau: 

  • Thai nhi thiếu cử động hoặc cử động quá ít 
  • Bé nấc nhiều quá mức so với bình thường 
  • Bé đạp liên tục hoặc hoạt động trong nhiều giờ liền 
  • Mẹ có triệu chứng tiền sản giật hoặc sưng nề bất thường 
  • Mẹ cảm thấy những triệu chứng bất thường xuất hiện do tiền sử các bệnh lý trước đây 
hình ảnh thai nhi 27 tuần tuổi
Mẹ nên thực hiện siêu âm hoặc gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích

Khi bước vào tuần 27 thai kỳ, mẹ nên dành thời gian để đọc sách, xem video, tìm hiểu thêm các thông tin về trẻ sơ sinh, cách chăm sóc bé từ khi mới chào đời. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, áp lực, mệt mỏi,... hãy gặp chuyên gia để tham vấn cách kiểm soát tâm trạng tốt hơn.

5. Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 27 tuần?

Từ tuần 27 thai kỳ trở về sau, bé sẽ xoay về tư thế nằm quay đầu xuống và ổn định để chuẩn bị sẵn sàng cho việc chào đời. Muốn làm được điều này, đầu bé và trọng lượng tử cung của mẹ phải nằm trên dây thần kinh hông ngay dưới cột sống một cách ổn định. 

  • Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng đau thần kinh tọa, tê mông, tê lưng dưới hoặc ngứa hay nhói đau. Các bác sĩ khuyên mẹ bầu hãy làm một số mẹo sau để giúp giảm đau thần kinh tọa hiệu quả:
    Không nên đứng quá lâu vì điều này gây ra những cơn đau, mẹ nên nằm xuống để giảm áp lực lên dây thần kinh, giảm đau lưng và đau chân. Chỉ cần tìm vị trí nằm phù hợp là bạn sẽ đỡ đau hơn nhiều. 
  • Chườm ấm ở vị trí đau nhức có thể giúp giảm bớt các cơn đau. Nếu có điều kiện, bạn nên ngâm mình trong bồn nước ấm. 
  • Tập thể dục hàng ngày với những động tác co duỗi hoặc nghiêng xương chậu cũng giúp giảm bớt phần nào áp lực trên cơ thể. 
  • Các bài thể dục dưới nước hoặc bơi lội góp phần giảm cảm giác đau hông nhờ khả năng kéo giãn và tăng cường cơ bắp trên vùng lưng. 
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tham khảo các phương pháp nắn khớp xương, châm cứu, massage trị liệu để cải thiện chứng đau thần kinh tọa. 
thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào
Giai đoạn tuần thứ 27 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ mệt hơn nhiều nên cần nghỉ ngơi điều độ

6. 3 điều mẹ bầu tuần 27 cần trao đổi với bác sĩ

Khi mang thai 27 tuần, mẹ bầu cần gặp gỡ và trao đổi thêm với bác sĩ các vấn đề sau:

  • Hiện tượng chuột rút và phù như thế nào là bình thường và như thế nào là bất thường? Tùy tình trạng của bạn mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách để theo dõi, nhận biết các triệu chứng và nhận định trường hợp nào nguy hiểm để đến bệnh viện. 
  • Khi bé càng ngày càng lớn cũng là lúc mẹ bầu thấy khó chịu hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn cách phù hợp để thoải mái hơn, giảm đau lưng hơn. 
  • Cách điều trị trĩ cũng là điều mà nhiều bà mẹ quan tâm vì đây là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Bạn nên gặp bác sĩ để hỏi ý kiến về các loại thuốc an toàn và các phương pháp điều trị phù hợp để giảm cảm giác ngứa và nóng rát. 
bau tuan 27
Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu những phương pháp để cải thiện vấn đề chuột rút, trĩ và có thai kỳ thoải mái hơn ở những tuần cuối

Mang thai 27 tuần là giai đoạn mà mẹ bầu đối diện với nhiều sự thay đổi trên chính cơ thể của mình do bé ngày càng phát triển to lớn hơn. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng mà hãy bình tĩnh làm theo những lời khuyên của bác sĩ để giảm bớt cảm giác đau, mệt mỏi hay khó chịu. Việc ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì một thể trạng tốt cho thai phụ vào tam cá nguyệt thứ 3 của hành trình mang thai.

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai nhi 28 tuần – Quá trình phát triển của con và lưu ý cho mẹ

Thai nhi 29 tuần – Sự phát triển của bé và thay đổi cơ thể mẹ

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *