Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Khi mang thai 26 tuần, cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi và thai nhi trong bụng cũng có những tiến triển rõ rệt. Đây là giai đoạn mà bạn nên đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và theo dõi những vấn đề về sức khỏe để chuẩn bị cho những tuần thai quan trọng kế tiếp.

thai 26 tuần
​​Thai 26 tuần phát triển như thế nào?

1. Thai nhi 26 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Giai đoạn này, mắt của bé vẫn còn nhắm nghiền nhưng sẽ mở ra vào một vài khoảnh khắc. Trong tử cung mẹ, bé yêu vẫn chưa thể nhìn thấy gì, kể cả khi ngủ và thức giấc, bé đa phần đều nhắm mắt. Qua ảnh siêu âm, mẹ có thể thấy bé con thật nhỏ nhắn. Tuy nhiên trong các tuần còn lại, cơ thể bé sẽ tích mỡ để trở trên tròn địa, đầy đặn hơn khi cất tiếng khóc chào đời.

Thai 26 tuần là giai đoạn cơ thể bé bắt đầu có những biến chuyển đáng kể. Em bé trong bụng mẹ lúc này có kích thước như một củ cải đường với chiều dài trung bình khoảng 35,1 cm. thai 26 tuần nặng bao nhiêu? Ước tính, bé sẽ nặng khoảng 900 gam và không gian tử cung bắt đầu chật chội hơn. Mỗi khi bé duỗi người hoặc đạp, mẹ sẽ cảm thấy hơi khó chịu. 

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
thai 26 tuần nặng bao nhiêu
Hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi - Tử cung của mẹ đã bắt đầu chật chội vì bé đang lớn lên khá nhanh

So với các tuần trước đó, không gian tử cung không còn quá rộng để bé xoay chuyển, nhào lộn nữa. Ở tuần 26 thai kỳ, bé đã bắt đầu chọn tư thế nằm phù hợp chuẩn bị chào đời, phần đầu bé sẽ hướng xuống dưới. Nhưng có một số bẹ lại “ngang ngược”, thích nằm ngang trong tử cung mẹ, bác sĩ gọi là ngôi ngang. 

Ở giai đoạn thai nhi 26 tuần, phổi của bé đã bắt đầu phát triển và giai đoạn này tiếp tục phát triển mạch máu. Tuy nhiên về cơ bản, phổi vẫn chưa thể hoàn thành như thời điểm đủ tháng đủ ngày. Vì thế, các em bé sinh non ở giai đoạn này dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Vì thế, mẹ cần hết sức cẩn thận để bé phát tăng trường hoàn thiện trong bụng trước khi chào đời. Bên cạnh đó, hệ tuần hoàn và hệ mạch máu cũng các chức năng, ví dụ như tim bé bơm máu và các mạch máu cùng dần phát triển.

Càng về cuối thai kỳ, dây rốn càng khỏe hơn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho bé. Vì thế, khi ngày sinh càng gần kề, mẹ càng muốn được ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tiếp tục giữ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các món đồ ăn vặt có hại hoặc đồ ăn ngọt, nước ngọt, nước uống có ga,... 

thai nhi 26 tuần
Giai đoạn này, bụng bầu của mẹ to lên thấy rõ vì bé đang lớn dần lên từng ngày

Để tốt cho dây rốn và nhau thai, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên thai phụ nên tăng cường chất xơ, đặc biệt là bông cải xanh, dưa chuột, rau chân vịt, thịt nạc,... Cần lưu ý rằng, mạch máu của bé chưa đàn hồi tốt như mạch máu của mẹ nên việc xây dựng chế độ ăn của thai phụ cực kỳ quan trọng với sự phát triển của bé cưng. Nhóm thực phẩm lành mạnh như chất đạm, chất béo và chất xơ vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu.

2. Sự thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai 26 tuần

Khi mang thai 26 tuần, bụng và ngực mẹ bầu đã bắt đầu to ra, một số bà mẹ có thể thấy quầng vú thâm đen. Vì bụng đã to nên mẹ chỉ có thể nằm nghiêng một bên khi ngủ, để dễ ngủ hơn, bạn có thể sử dụng thêm các loại gối ôm, gối chữ U kê dưới bụng. 

Tình trạng ợ nóng hay còn gọi là khó tiêu xuất hiện thường xuyên với cảm giác nóng rát trong đáy xương ức đến cổ họng dưới. Nếu đã có tiền sử ợ nóng nhiều, hiện tượng này càng trầm trọng hơn trong giai đoạn bạn mang thai. Tuy nhiên cũng có một số người chỉ bị ở nóng trong thời kỳ mang bầu.

thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào
Mẹ bầu nên đi lại cẩn thận và tập trung để tránh té ngã

Tuần 26 thai kỳ là lúc thai đã lớn dần nên nhiều mẹ bầu có cảm giác vụng về, chân bước đi không còn chắc chắn nên dễ bị té ngã. Bên cạnh đó, bụng to khiến trọng tâm bị lệch, dễ làm các bà bầu chúi đầu về phía trước khi đi. Vì thế, bạn hãy hết sức cẩn thận, nếu cần có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác. 

Thêm một yếu tố khác khiến các mẹ bầu dễ té ngã chính là sự nới lỏng các khớp dẫn đến tình trạng kém ổn định. Các bà mẹ có bụng bầu to cần chú ý đến điều này khi đi lại. Ngoài ra, sự mệt mỏi khiến thai phụ thường xuyên suy nghĩ, kém tập trung dẫn đến việc té ngã. 

3.  Mẹ cần lưu ý những điều gì khi mang bầu 26 tuần?

Trước khi chào đời, tử cung của mẹ chính là tổ ấm tuyệt vời nhất cho bé. Đến khi sinh ra, bé sẽ ở lại viện trong 2 - 3 ngày và về với ngôi nhà chung của gia đình. Do đó, bạn nên dành thời gian chăm chút lại cho căn nhà của mình đẹp đẽ và an toàn trước khi đón bé về nhà. 

hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi
Bắt đầu chuẩn bị phòng và nôi của bé, đảm bảo một không gian ấm áp và an toàn cho trẻ là điều cần thiết

Những mối nguy hiểm như ổ điện, đồ đạc linh tinh cần được bố trí gọn gàng và an toàn. Ngoài ra, việc cài đặt báo động khói đề phòng cháy nổ cũng rất cần thiết. Nếu có điều kiện, việc lắp đặt thêm camera cũng rất tốt. 

4. Những việc mẹ nên làm vào tuần 26 thai kỳ

Khi mang thai 26 tuần, mẹ bầu khám thai sẽ dễ dàng xác định giới tính của bé một cách chính xác nhất. Khi siêu âm, mẹ sẽ thấy bé thè lưỡi hoặc lấy tay che mặt rất dễ thương. Giai đoạn này, thiên thần nhỏ của bạn cũng vận động một cách nhuần nhuyễn hơn. 

Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên đi khám ngay nếu các cơn đau sườn, đau đầu gối, đau lưng dưới, đau chân diễn ra một cách bất thường. Ngoài ra, nếu đầu gối hoặc cổ chân sưng đột ngột mà trước đây chưa từng bị, bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ biết. Trường hợp bị đau nửa đầu, đau đầu với tần suất liên tục, mức độ đau nặng,... bạn cũng cần đến gặp bác sĩ.

mang  thai 26 tuần
Thời điểm mang thai 26 tuần, mẹ cần siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm quan trọng 

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba, thai phụ cần uống đủ nước để đảm bảo lượng nước ối trong tử cung vẫn luôn dồi dào, đầy đủ. Uống nước nhiều hạn chế táo bón và hạn chế bị mệt. Bạn không nhất thiết phải ép buộc mình uống nước nhưng khi nào thấy khát thì cần uống ngay. 

Ngoài ra, giai đoạn thai 26 tuần cũng là lúc mà mẹ cần lưu ý một vài điều sau đây: 

  • Tầm soát tiểu đường thai kỳ nếu mẹ chưa từng thực hiện trong các tuần trước đó
  • Ăn uống lành mạnh, chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe và tránh xa đồ ngọt, đồ ăn vặt không tốt 
  • Theo dõi và cảm nhận những lần bé đạp và chuyển động trong bụng mẹ 

5. Các dấu hiệu bất thường mẹ bầu tuần 26

Ở tuần thứ 26 thai kỳ, thai phụ nên liên lạc thường xuyên với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích về sự phát triển của bé và sự thay đổi trên cơ thể mẹ. Bạn cũng nên quan tâm đến tần suất đạp của bé và những cử động trong bụng mẹ. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia về những cú đạp và chuyển động của bé. Nếu thấy bé im lặng hoặc hoạt động quá nhiều, bạn cũng nên hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ. 

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu dễ gặp hiện tượng sưng nề. Tuy nhiên, nếu bị phù nề nhiều ở cổ chân và các khớp, mẹ nên gặp gỡ để được các bác sĩ tư vấn. Tùy cơ địa và mức độ phù nề ở từng bà mẹ mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn phù hợp. 

thai 26 tuần tuổi
Nếu cảm thấy có bất kỳ băn khoăn hay lo lắng gì, mẹ nên gặp bác sĩ để được giải đáp, hỗ trợ 

Ngoài ra, nếu bạn gặp phải những cảm xúc lo lắng, băn khoăn trong giai đoạn này, việc tham vấn ý kiến từ bác sĩ cũng là giải pháp tốt. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích để giữ tinh thần thư thái nhất chờ ngày lâm bồn. 

Mang thai 26 tuần là thời điểm mà cả mẹ và bé đều có những bước tiến mới trong hành trình 9 tháng 10 ngày. Lúc này, bên cạnh việc ăn uống và nghỉ ngơi, mẹ bầu cũng cần siêu âm, thực hiện một vài kiểm tra quan trọng để đảm bảo rằng sức khỏe vẫn ổn định và bé cưng vẫn phát triển tốt. 

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quá trình mang thai và phát triển của thai nhi theo từng tuần

Thai 2 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu mẹ mang thai

Thai 6 tuần tuổi: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu bé khỏe mạnh

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Thai 31 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *