Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Nằm trong chuỗi bài viết cho bà bầu với lời khuyên hữu ích cho từng giai đoạn của thai kỳ.  Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến các mẹ thông tin về những thay đổi của mẹ và bé khi thai 30 tuần. Hãy cùng Colos Multi tìm hiểu ngay sau đây!

thai 30 tuần
Bà bầu tuần 30 có những thay đổi gì 

1. Sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi như thế nào?

Thai 30 tuần là mấy tháng? Giai đoạn này, mẹ đã bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ và chỉ còn hơn 2 tháng nữa, bé sẽ chào đời

Nhiều mẹ thường thắc mắc thai 30 tuần nặng bao nhiêu? Thực chất, mỗi bé sẽ có cân nặng chính xác khác nhau, tuy nhiên cân nặng trung bình sẽ rơi vào khoảng 1,3 - 1,5kg và chiều dài của bé khoảng 40 - 41cm. Bắt đầu từ thời điểm này, mỗi tuần thai nhi có thể tăng lên khoảng 230g. 

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư

Bước sang tuần thứ 30, đa số các bé đã quay đầu và lúc này đầu đã hướng xuống vùng tử cung và nằm trong khoang xương chậu. Càng về những tuần cuối của thai kỳ, khi bé phát triển khỏe mạnh thì lượng nước ối sẽ giảm dần. Do kích thước bé đã tăng lên nên không gian còn trong bào thai bị thu hẹp đi, các mẹ sẽ thấy bé ít vận động hơn trước nhưng đây là một dấu hiệu hết sức bình thường. Thính giác của thai nhi khi thai 30 tuần đã bắt đầu phát triển và có thể nghe được tiếng động từ bên ngoài nếu tiếng động lớn. 

bầu 30 tuần
Thai nhi ở tuần 30 đã phát triển về thính giác

2. Cơ thể mẹ có thay đổi gì khi mang thai tuần thứ 30

Do bầu 30 tuần đã tương đối lớn nên khiến mẹ bầu cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn. Lúc này, mẹ bầu cần chọn cho mình tư thế ngủ thoải mái nhất, có thể kết hợp với gối bầu để ngủ ngon hơn. Ngực mẹ bầu ngày càng lớn hơn, đôi khi bị căng tức và rỉ sữa non khi sờ có cảm giác nhầy. 

Mặt dưới phần ngực có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ do mồ hôi thường bị đọng lại, đặc biệt vào mùa hè. Lúc này mẹ bầu có thể dùng phấn rôm để làm khô vùng mồ hôi tức thời hoặc tắm nhiều lần 1 ngày để cơ thể khô ráo. Đôi lúc mẹ có thể xì hơi khi ngồi không, đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm giảm trọng lượng đè lên chân.

Do thai nhi tuần 30 đã di chuyển xuống khu vực khung xương chậu nên sẽ khiến tử cung giãn ra. Do đó, đôi lúc mẹ bầu sẽ cảm thấy mất thăng bằng và hơi vụng về vào những tháng cuối. Tuy nhiên, lúc này mẹ có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn. 

3. 5 triệu chứng mẹ bầu 30 tuần tuổi hay gặp phải

Có thể nói, ở mỗi tuần thai mẹ sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng mới, đây là quá trình cơ thể người mẹ thích nghi với sự phát triển của con. Và khi thai tuần 30, mẹ bầu sẽ xuất hiện 5 triệu chứng sau đây: 

  • Khó ngủ: Giấc ngủ ở những tuần cuối thai kỳ vô cùng quan trọng.Nó giúp mẹ bầu và thai nhi giữ được sức khỏe tốt cho ngày hạ sinh sắp tới. Tuy nhiên do kích thước thai đã quá to khiến mẹ không thể nằm ngủ thoải mái, khó đi và giấc ngủ hơn. Phương pháp hữu hiệu là hãy kết hợp gối bầu để ngủ ngon hơn. 
  • Đau lưng: Do thai tuần 30 đã quay đầu và di chuyển xuống khoang xương chậu nên sẽ dồn trọng lực vào lưng gây đau lưng và mỏi lưng dài ngày. Càng về những tuần cuối tình trạng này càng trở lên nặng nề hơn. 
  • Chuột rút: Do cơ thể đang dẫn máu để nuôi 2 người cùng lúc, thai nhi quá lớn gây chèn ép vào tử cung và mao mạch khiến máu đôi lúc không được tuần hoàn gây ra tình trạng chuột rút. Lúc này, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thường xuyên massage chân nhẹ nhàng để tình trạng chuột rút cải thiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ngày càng xuất hiện thường xuyên cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn
  • Tâm trạng thất thường: Do hormone trong cơ thể mẹ đang bất ổn gây ảnh hưởng đến tâm trạng trong ngày của mẹ bầu 30 tuần. Mẹ bầu do lo lắng cho con nên nhiều khi dẫn tới stress. Đồng thời, cơ thể luôn mệt mỏi nên mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc để tâm trạng được cải thiện. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ xuất hiện dấu hiệu trầm cảm nên cần báo ngay với bác sĩ nếu mẹ bầu thường xuyên có những suy nghĩ tiêu cực. 
  • Chân lớn hơn: Do mẹ mang thai nhi tuần 30 cần bồi bổ nhiều hơn khi mang thai nên cân nặng tăng lên, do đó chân mẹ bầu lớn hơn. Nhiều trường hợp do tình trạng phù nề xuất hiện ở những tuần cuối thai kỳ khiến chân mẹ bầu to lên trông thấy. Thời gian này, mẹ bầu không nên mang giày cao gót và chỉ nên đi giày bệt. 

4. Những lưu ý dành cho mẹ khi thai 30 tuần

Sau khi nắm được những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải khi thai 30 tuần, mẹ bầu hoặc bạn đọc nói chung cũng cần nắm được những lời khuyên hữu ích cho các mẹ bầu vào giai đoạn này như sau: 

  • Nên siêu âm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đặc biệt khi thấy bé có biểu hiện lạ. 
  • Bổ sung nhiều thức ăn giàu tinh bột như khoai tây, ngũ cốc. Đồng thời ăn nhiều rau để tránh tình trạng táo bón. 
  • Không nên ăn thức ăn có chứa nhiều đường như: Trà sữa,...
  • Đi bộ nhẹ nhàng từ 20 - 30 phút mỗi ngày để cơ thể linh hoạt hơn, khi đẻ dễ dàng hơn. Bên cạnh việc đi bộ mẹ cũng có thể kết hợp tập Yoga dành riêng cho bà bầu vào mỗi buổi sáng để cải thiện tâm trạng. 
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thông qua hình thức uống và ăn các loại hoa quả, các loại hạt nhiều dưỡng chất.
  • Từ tuần 30 đến tuần 36 mẹ cần duy trì đi khám tiền sản thai 2 lần 1 tuần để kiểm tra nước tiểu, đo đường huyết và đo mạch bụng.
  • Nên dùng quần lót có độ co giãn tốt và thoáng khí để vừa vặn và không gây khó chịu cho mẹ khi ngồi và đứng. 

Colos Multi mong rằng, những thông tin chúng tôi cung cấp kể trên có thể giúp mẹ bầu 30 tuần bớt lo lắng hơn khi gặp các triệu chứng lạ trong thời điểm thai 30 tuần. Chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng mẹ bầu trong từng khoảnh khắc cùng con trong những năm tháng đầu đời. 

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Thai nhi 28 tuần – Quá trình phát triển của con và lưu ý cho mẹ

Thai nhi 29 tuần – Sự phát triển của bé và thay đổi cơ thể mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *