Thai nhi 28 tuần – Quá trình phát triển của con và lưu ý cho mẹ

Thai 28 tuần có nghĩa là bé bầu đã bước vào quý 3 của thai kỳ khi chỉ 12 tuần nữa, bé sẽ ra đời. Đứng trên cương vị của mẹ bầu, chúng tôi hiểu rằng mẹ luôn muốn theo sát quá trình hình thành và phát triển của con. Do vậy, trong bài viết về giai đoạn thai 28 tuần, chúng tôi sẽ giúp mẹ bầu hiểu thêm về sự phát triển của con và những thay đổi trên cơ thể của mẹ trong khoảng thời gian này!

thai 28 tuần
Thai 28 tuần 

1. Quá trình phát triển của thai nhi tuần 28 diễn ra như thế nào?

Khi đi siêu âm 3D, 4D hoặc 5D ở giai đoạn này, mẹ bầu đều có thể thấy được quá trình quay đầu của bé, thai nhi có thể đang nằm ngang hoặc đã quay đầu gần đến khu vực khoang xương chậu. Bé có thể đang ở vị trí ngôi mông hoặc ngôi chỏm.Cơ quan phát triển tập chung trong giai đoạn này là não bộ, não của hé sẽ bắt đầu tạo thành nhiều đường rãnh và nếp gấp và tiếp tục nhân rộng. Do đó mẹ cũng cần bổ sung các thực phẩm chứa DHA trong khẩu phần ăn hàng ngày để hỗ trợ quá trình hình thành não bộ của bé. 

Thai nhi 28 tuần nặng bao nhiêu? Khi thai nhi 28 tuần, cân nặng trung bình của bé có thể đạt được là 1kg, cân nặng sẽ tăng mạnh vào 8 tuần cuối của thai kỳ nên mẹ bầu không nên quá lo lắng và sốt sắng. Chiều cao của bé lúc này khoảng 37 - 38cm. Mô hình chung, kích thước của bé có thể tương đương với 1 quả cà tím lớn nặng 1 cân.

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư

Lúc này, thai nhi 28 tuần sẽ bắt đầu mọc tóc và lớp mỡ dưới da dần hình thành, giúp bé trông bụ bẫm và hồng hào hơn. Ngoài hệ thống não bộ, cơ thể bé cũng bắt đầu phát triển đồng thời các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nhìn chung lúc này bé đã có thể có đầy đủ điều kiện để sống sót trong môi trường bên ngoài bụng mẹ. Vì vậy những đứa trẻ sinh non ở tuần 28 vẫn có thể nuôi dưỡng như những đứa trẻ bình thường khác. 

Tiếp đến, thính giác của bé cũng đang được hoàn thiện, bé sẽ nghe được những âm thanh quen thuộc và những tiếng động lớn. Do vậy, mẹ có thể trò chuyện cùng bé, hát cho bé nghe và cho bé nghe nhạc để kích thích phát triển não bộ và tư duy cũng như tạo sự gắn kết giữa mẹ và bé. 

thai nhi 28 tuần
Nghe nhạc nhẹ nhàng sẽ giúp bé phát triển não bộ

2. Mang thai 28 tuần, cơ thể mẹ thay đổi ra sao?

Khi thai nhi 28 tuần lớn dần, kích thước và trọng lượng của bé ngày càng tăng sẽ tạo áp lực lên xương sườn và phần trên dạ dày của mẹ. Do đó, mẹ sẽ phải chịu nhiều cơn đau do cơn gò tử cung gây ra mỗi ngày. Đồng thời, do bào thai vẫn còn nhiều chỗ trống và bé trong quá trình xoay người để quay đầu nên có thể khiến mẹ đau tức bụng mỗi lần bé đạp mạnh. 

  • Do bào thai chèn vào một phần dạ dày nên khiến mẹ đầy bụng và chán ăn, nhưng tuyệt đối không nên cắt bỏ khẩu phần ăn mỗi ngày. Thay vào đó, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn để cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng cho 2 mẹ con.  
  • Tình trạng đau lưng sẽ xuất hiện và ngày càng trở lên nặng nề hơn khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi. Do vậy mẹ cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, kết hợp các dịch vụ massage bà bầu để cảm thấy dễ chịu hơn. 
qua trinh phat trien cua thai nhi tuan 28
Tình trạng đau lưng xảy ra khi bụng bầu lớn hơn gây áp lực lên cơ thể
  • Thực hiện xét nghiệm máu sớm cho cả mẹ và bé về yếu tố Rh. Đây là 1 chất có trong hồng cầu, nếu mẹ mang Rh âm tính nhưng bé có Rh dương tính thì khả năng cao bé có thể mắc các bệnh như vàng da hoặc thiếu máu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ ngăn chặn điều này bằng cách tiêm mũi miễn dịch Rh Globulin cho mẹ bầu ở tuần thai 28 và sau khi sinh bé.
  • Thi thoảng mẹ mang thai tuần 28 có thể cảm thấy buồn nôn trong quý đầu tiên của thai kỳ. Từ đó khiến mẹ chán ăn, bị nhạy cảm với những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, quá cay nóng hoặc quá mặn. 
  • Da bụng của mẹ bắt đầu bị căng ra do kích thước bào thai phát triển, do đó có thể xuất hiện các vết rạn và khiến mẹ bị ngứa hoặc rát. Lúc này mẹ bầu có thể kết hợp bôi kem dưỡng nhiều lần trong ngày vào bụng để giảm cảm giác đau rát. 
  • Vũ mẹ thi thoảng sữa rỉ dịch nhầy, đây là sữa non rất giàu chất đạm, chất béo và khoáng chất, đồng thời có cả kháng thể IgA và IgG. 
  • Trí nhớ của mẹ trong thời gian này và sau khi sinh có thể bị giảm sút do thiếu ngủ và nội tiết bất ổn.

3. Những lưu ý khi thai 28 tuần

Khi thai 28 tuần, cơ thể mẹ đang bắt đầu thích nghi với trọng lượng tăng nhanh chóng của cơ thể. Đồng thời, bào thai lớn chèn vào tử cung và dạ dày khiến mẹ bầu xuất hiện nhiều triệu chứng gây mệt mỏi và khó chịu. Lúc này mẹ cần lưu ý những điều sau để có một thai kỳ nhẹ nhàng hơn:

  • Khi ngủ, mẹ mang thai tuần 28 nên nằm nghiêng đều giảm áp lực máu dồn xuống chân gây phù nề chân. Không nên đi giày cao gót trong giai đoạn này mà chỉ nên đi giày bệt để tránh gây chèn ép bàn chân. 
  • Khi ngồi lâu, mẹ nên gác chân cao lên ghế để tránh tình trạng tê chân, chuột rút hoặc mỏi chân, tuyệt đối không nên có thói quen vắt chèo chân khi ngồi.
  • Không nên đứng 1 chỗ quá lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng để thúc đẩy quá trình tuần hoàn của máu.
  • Kiểm soát cân nặng chặt chẽ trong những tháng cuối, không nên ăn đồ ngọt và nên ăn nhạt để tránh cân nặng bị mất kiểm soát làm tình trạng phù nề chân nghiêm trọng hơn. Đồng thời kiêng đồ ngọt để tránh tiểu đường thai kỳ.
  • Duy trì tắm bằng nước ấm trong suốt thai kỳ. Có thể ngâm chân bằng nước ấm vào buổi tối để giảm tình trạng phù nề do bị tích tụ máu ở chân.
  • Uống nước ấm và uống đủ nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình đào thải, đẩy các độc tố ra ngoài cơ thể trước khi bé ra đời. 
thai 28 tuần nặng bao nhiêu
Bắt đầu từ tuần 28 mẹ bầu có thể bị phù nề chân

4. Những vấn đề mẹ mang thai 28 tuần nên trao đổi với bác sĩ

Bên cạnh những dấu hiệu thường thấy ở mẹ mang thai tuần 28, được đánh giá là an toàn chúng tôi đã liệt kê ở trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để kịp thời xử lý. Đây sẽ là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc sự phát triển của thai nhi đang gặp vấn đề. 

  • Nếu dấu hiệu phù nề không thuyên giảm mà xuất hiện thêm các vị trí mới như ở cánh tay, mặt và quanh mắt thì mẹ bầu cần đến bệnh viện thăm khám hoặc trao đổi với bác sĩ để tìm qua các điều trị dứt điểm. Do tình trạng phù nề quá mức là dấu hiệu của tiền sản giật. 
  • Mẹ bầu tăng cân nhanh chóng thì đây có thể là dấu hiệu của việc tích nước, huyết áp tăng cao hoặc xuất hiện đạm trong nước tiểu. Lúc này mẹ cần theo dõi huyết áp thường xuyên và đi xét nghiệm nước tiểu định kỳ 1 lần 1 tuần để theo dõi. 
  • Trong thời gian mang thai, mẹ bắt đầu xuất hiện tình trạng đau đầu nghiêm trọng, thi thoảng bị chóng mặt và hoa mắt, thị lực của mẹ giảm sút, đây là dấu hiệu sự phát triển của thai nhi có thể đang gặp vấn đề, mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ. Từ đó đảm bảo thai kỳ an toàn nhất cho cả mẹ và con.
  • Khi khám định kỳ, mẹ cần bổ sung kiến thức về tiền sản giật bằng các hỏi bác sĩ. Tiền sản giật nhẹ xảy ra ở rất nhiều mẹ bầu và có triệu chứng không rõ ràng và chỉ phát hiện ra khi tình trạng tệ hơn. Do vậy, mẹ bầu cần hỏi kỹ bác sĩ để có thể theo dõi cơ thể trong những tuần cuối của thai kỳ. 
  • Chọn lọc thông tin trong quá trình mang thai, mọi thông tin đều cần được kiểm chứng và nên ưu tiên lời khuyên của bác sĩ. Nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng hoang mang là lo lắng khi cơ thể xuất hiện triệu chứng lạ và quá nhiều thông tin sai lệch trên mạng. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở mẹ bầu. 
  • Nếu mang thai tuần 28 xuất hiện hội chứng Chân không yên (RLS) khi chân bị run hoặc cảm giác râm ran ngứa nhẹ ở chân hoặc các khớp cân, bạn cần đi xét nghiệm máu để xác định có thiếu sắt hay không. Từ đó có thể bổ sung kịp thời và giảm dần các triệu chứng. 
  • Duy trì uống đủ nước mỗi ngày và nghỉ ngơi thật nhiều để giữ được sức khỏe tốt cho cả mẹ và con. 
mang thai tuần 28
Khi mắc phải hội chứng Chân không yên cần báo ngay với bác sĩ

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho mẹ bầu những thông tin hữu ích và giúp mẹ bầu thai 28 tuần bớt lo lắng và có một thai kỳ khỏe mạnh!

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai nhi 27 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Thai nhi 29 tuần – Sự phát triển của bé và thay đổi cơ thể mẹ

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *