Thai nhi 3 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu cần chú ý điều gì?

Bước vào tuần thứ 3 của thai kỳ, trong cơ thể mẹ bầu sẽ bắt đầu xuất hiện những sự thay đổi. Đây là quá trình cơ thể tự thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Những tuần đầu tiên vô cùng quan trọng, mẹ bầu cần nắm được những lưu ý về chế độ sinh hoạt, ăn uống để tránh ảnh hưởng tới thai 3 tuần. Mọi thông tin quan trọng chúng tôi đã cung cấp đến bạn trong bài viết sau đây!

thai 3 tuần
Hình ảnh thai 3 tuần tuổi

1. Thai nhi 3 tuần tuổi có sự phát triển như thế nào?

Khi thai nhi 3 tuần tuổi, hình dạng thai nhi vẫn đang ở dạng phôi nang và chứa đến hàng trăm tế bào đang nhân lên từng ngày và di chuyển vào niêm mạc tử cung của người mẹ. Tùy vào vị trí tế bào sẽ chia làm 2 chức năng, tế bào ở bên ngoài sẽ góp phần hình thành nhau thai và tế bào bên trong sẽ trở thành phôi.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương

Khi thai 3 tuần, thai nhi sẽ bắt đầu được cung cấp đầy đủ thông tin, các vật liệu cần thiết để hình thành sự sống và làm tiền đề cho quá trình phát triển các cơ quan ban đầu trong cơ thể. 

Đây là một giai đoạn nhạy cảm, mọi sự bất cẩn của mẹ cũng có thể làm bé bị tổ thương. Nhóm các tế bào ở bên ngoài sau khi đã phát triển thành nhau thai sẽ thực hiện chức năng tiết ra hormone thai kỳ HCG (Human Chorionic Gonadotropin). Hormone này là một loại nội tiết tố khiến buồng trứng sản xuất Progesterone và ngừng sản sinh trứng. Đồng thời, Hormone HCG giúp bảo vệ lớp niêm mạc tử cung để giữ thai nhi tồn tại và phát triển từng ngày trong bụng mẹ. 

Tiếp đến, dịch nước ối sẽ tạo thành túi ối và trở thành chất lỏng nâng đỡ bé trong 9 tháng 10 ngày tới. Kích thước của thai nhi 3 tuần tuổi sẽ dao động trong khoảng từ 0,35mm - 0,6mm.

2. Những thay đổi trong cơ thể khi bạn mang thai tuần thứ 3?

Những tuần đầu tiên, mẹ bầu sẽ phải chịu nhiều triệu chứng mới gây mệt mỏi. Đây là giai đoạn mẹ bầu cần thật sự cố gắng để vượt qua. Những thay đổi thường gặp và an toàn xuất hiện ở mẹ bầu có thể kể đến: 

  • Mẹ bầu cảm thấy nôn nao trong người trong một số thời điểm trong ngày. Đặc biệt vào buổi sáng và sau khi ăn, mẹ bầu có thể xuất hiện triệu chứng nôn khan vô cùng khó chịu.
  • Người mẹ bầu sẽ yếu đi khi phải chịu nhiều cơn chóng mặt do đường huyết trong cơ thể mẹ lúc này đang gặp bất ổn trong quá trình hình thành thai nhi. Lúc này, bạn cần tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn, chia nhỏ bữa ăn để bớt cảm giác buồn nôn hoặc chóng mặt khi bụng đói. 
  • Chức năng khứu giác của người mẹ trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm. Do đó, mẹ bầu có thể bị khó chịu bởi mùi khói xe, mùi mồ hôi, một số mùi hương từ thức ăn,..
  • Bụng dưới bắt đầu căng tức và khó chịu. Đây là cảm giác gần giống với những ngày có kinh. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do cơ thể đang đẩy máu đến tử cung và vùng chậu cương lên khi bào thai bắt đầu hình thành và lớn lên từng ngày.  
  • Ngoài bụng dưới, bạn có thể bị căng tức ở vùng ngực, ngực khi chạm vào sẽ hơi đau nhẹ và cảm giác nặng nề hơn trước. 
thai 3 tuần tuổi
Mẹ bầu sẽ thường xuyên buồn nôn và chóng mặt vào tuần thai thứ 3

3. Mang thai 3 tuần tuổi, mẹ bầu nên kiêng gì?

Trong những tuần đầu tiên, để bé có thể phát triển ổn định, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hàng ngày. Đặc biệt là khẩu phần ăn, chúng tôi sẽ cung cấp danh sách các thực phần mẹ bầu nên ăn và những thực phần mẹ bầu cần tránh để tránh gây ra các trường hợp không mong muốn cho bé. 

Những thực phẩm nên ăn

  • Khi thai 3 tuần tuổi, mẹ bầu cần liên tục bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trong những tháng đầu đời của bé. Có thể bổ sung vitamin thông qua dạng viên uống hoặc vitamin có trong các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, cần bổ sung khoảng 0,4mg Vitamin B11 mỗi ngày. Tuy nhiên, giai đoạn này, mẹ bầu không nên uống Vitamin A do nó có thể gây dị tật bẩm sinh khi gan của bé vẫn chưa phát triển. 
  • Bổ sung Acid Folic để giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ở thai nhi như: Dị tật bẩm sinh hoặc khuyết tật ống thần kinh, giảm được khả năng sinh non ở mẹ bầu. Trước khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung liều lượng Acid Folic khoảng 400mcg/ ngày và khoảng 600mcg/ ngày sau khi mang thai. Acid Folic có trong các thực phẩm như: ngũ cốc, lúa mì, trứng, các loại quả mọng, đậu nành, cam, quýt,...
  • Khi mang thai, sắt là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp sản sinh máu và bổ sung lượng sắt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu cần bổ sung sắt qua đường uống cũng như thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa sắt để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt mỗi ngày cho cả mẹ và bé khoảng 30mg/ngày.
dấu hiệu mang thai 3 tuần
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và các loại quả mọng

Những thực phẩm nên kiêng

  • Không nên ăn hải sản đặc biệt là hải sản đông lạnh. Hải sản là thực phẩm chứa hàm lượng thủy ngân cao nên khi ăn nhiều cá biển như: Cá hồi, cá ngừ, cá thu,... có thể khiến mẹ bị ngộ độc thủy ngân và ảnh hưởng đến bé. Thủy ngân là một loại kim loại khiến trẻ chậm phát triển, gây tổn thương đến não, thính giác và thị giác của trẻ. Nên trong giai đoạn 3 tuần đầu cũng như suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cần kiêng tối đa thực phẩm từ hải sản. 
  • Mẹ bầu cần lưu ý nên tránh các một số sản phẩm từ sữa cũng như sữa chưa tiệt trùng. Do sữa chưa tiệt trùng có thể chứa loại vi khuẩn như Listeria gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm ở mẹ nếu nhẹ, nặng hơn có thể gây sảy thai hoặc thai lưu. Do vậy, mẹ bầu cần lựa chọn các loại sữa và chế phẩm từ sữa đã được thanh trùng tuyệt đối. 
  • Tránh nạp vào cơ thể lượng Caffeine quá mức cho phép. Mặc dù mẹ bầu vẫn có thể uống 1 tách cafe nhỏ mỗi ngày tương đương với lượng Caffeine <200minigrama. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần theo dõi bảng thành phần của các loại nước ngọt, soda, nước tăng lực uống trong ngày để kiểm soát lượng caffeine nạp vào cơ thể mỗi ngày luôn ở ngưỡng an toàn.
  • Kiêng rượu bia trong 3 tuần đầu nói riêng và trong thời gian mang thai và cho con bú nói chung. Rượu bia có thể gây ra chứng nghiện rượu ở thai nhi và có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa sau này. 
  • Ngoài ra nên hạn chế ăn các thực phẩm như: Sushi, thịt nguội, nem chua,....
thai nhi 3 tuần tuổi
Nên kiêng các loại hải sản tươi sống để hạn chế hàm lượng thủy ngân nạp vào cơ thể

4. Những lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 3

Ngoài các nhóm thực phẩm nên kiêng trong khẩu phần ăn hàng ngày đã được chúng tôi tổng hợp và liệt kê ở trên, mẹ bầu cũng cần bắt đầu xây dựng lối sống ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh:

  • Không hút thuốc lá, thuốc lá điện tử trong suốt thời gian mang thai
  • Luôn dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, ngủ đủ giấc để tránh stress và giữ tinh thần ổn định. 
  • Kết hợp tập luyện thể dục nhẹ nhàng thông qua các bài tập Yoga dành riêng cho bà bầu, thiền định vào buổi sáng, đọc các tựa sách yêu thích hoặc đi bộ nhẹ nhàng để cơ thể linh hoạt hơn. 
  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ, do một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

5. Dấu hiệu mang thai tuần thứ 3 mẹ cần biết?

Các triệu chứng báo hiệu mẹ đã mang thai nhi 3 tuần tuổi:

  • Cơ thể mẹ trở nên mệt mỏi.
  • Mẹ đi tiểu thường xuyên.
  • Nhạy cảm với các loại mùi khác nhau.
  • Mẹ mất hứng với một số món ăn khoái khẩu trước đây.
  • Nhiệt độ cơ thể của mẹ tăng.
  • Buồn nôn, hoặc nôn.
  • Sẽ xuất hiện máu báo thai.

Những thông tin trên đặc biệt hữu ích cho mẹ bầu thai 3 tuần. Đây là một giai đoạn nhạy cảm của bé và mẹ bầu phải chịu nhiều triệu chứng mệt mỏi. Do vậy, mẹ bầu cần lưu ý đến các loại thực phẩm nạp vào cơ thể trong khẩu phần ăn hàng ngày và tránh các thói quen sinh hoạt không lành mạnh để cả mẹ và bé có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai 2 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu mẹ mang thai

Thai 4 tuần kích thước bao nhiêu? Mẹ có biểu hiện gì?

Thai nhi 5 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *