Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng tránh nguy hiểm cho thai nhi

Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng là vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi lẽ, vào những tháng cuối thai kỳ, thai phụ rất dễ gặp tình trạng dây rốn quấn cổ. Vậy trường hợp này có nguy hiểm đến thai nhi không và chúng ta cần phải làm gì? Các mẹ bầu hãy theo dõi bài viết sau nhé!

cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng
Tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng ở thai nhi báo hiệu điều gì?

1. Dây rốn quấn cổ 1 vòng là như thế nào?

Dây rốn có cấu trúc dạng ống, giữ nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng từ máu mẹ sang nhau thai đồng thời vận chuyển những chất cặn bã từ cơ thể thai nhi sang máu mẹ để thải ra ngoài. Dây rốn dài khoảng 40 - 60cm, dây rốn càng dài nguy cơ quấn cổ thai nhi càng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thu dưỡng chất và phát triển bình thường của thai nhi.

Theo thống kê, có đến 3 trong 10 sản phụ xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ, thường xảy ra vào ba tháng cuối thai kỳ (37%). Có đến 37% thai nhi gặp phải tình trạng rốn quấn cổ một vòng. Vì vậy, cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng là điều đáng lưu tâm.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
cách cho be tự tháo dây rốn quấn cổ
Thế nào là dây rốn quấn cổ?

Trường hợp dây quấn cổ một vòng hoặc hai vòng nhưng không quá chặt, thai nhi có thể cử động, xoay nhiều hơn để thoát khỏi tình trạng này.

2. Làm sao phát hiện thai nhi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?

Theo các quan niệm dân gian, khi mang thai, mẹ có thói quen đưa tay lên cao, bước qua võng hay đeo nhiều vòng cổ có thể khiến con bị rốn quấn cổ. Thế nhưng điều này không đúng và chưa có bằng chứng nào được ghi nhận.

Sản phụ có thể nhận biết tình trạng thai nhi thông qua cử động thai. Người mẹ khi phát hiện thai nhi cử động và xoay quá mức hãy đi khám sản khoa ngay. Các bác sĩ sản khoa dựa vào siêu âm có thể phát hiện thai có rốn quấn cổ hay không.

3. Nguyên nhân gây tình trạng quấn dây rốn ở thai nhi

Nguyên nhân dẫn đến rốn quấn cổ phần lớn do dây rốn quá dài. Ngoài ra, sản phụ có thể gặp những trường hợp sau:

  • Cử động quá mức của thai nhi: Từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi gần như phát triển và hoàn thiện về mặt giải phẫu cũng như sinh lý của tay và chân. Do đó bé có xu hướng cử động nhiều hơn và vô tình dây rốn quấn vào cổ, tay hay chân của thai nhi.
  • Mẹ vận động nhiều và mạnh: Nếu mẹ làm việc nhiều, nặng và quá mức dễ khiến thai nhi quay đầu nhanh hơn nên các bà mẹ nhớ lưu ý tránh hoạt động quá sức nhé.
  • Dây rốn mềm: Thai nhi bắt đầu quay đầu vào những tháng cuối thai kỳ cộng thêm lúc này dây rốn mềm hơn nên rất dễ quấn vào thai nhi.
  • Sản phụ dư ối hay đa ối cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến rốn quấn cổ ở thai nhi.
  • Ngoài ra, cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân mẹ đa thai.
cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng
Nguyên nhân gây tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi

4. Dây rốn quấn 1 vòng nguy hiểm ra sao?

Thông thường trong quá trình cử động thai nhi có thể “thoát khỏi” tình trạng rốn quấn cổ và không ảnh hưởng đến quá trình lớn lên và phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra các nguy cơ sau:

  • Bất thường về nhịp tim: Trong quá trình chuyển dạ sinh con, cơn go tử cung nhanh và mạnh hơn cản trở lượng máu từ mẹ sang thai nhi làm cho nhịp tim thai nhi giảm. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thai cấp và tử vong ở thai nhi. Do đó trong quá trình này, sản phụ sẽ được theo dõi tim thai liên tục phòng ngừa điều này xảy ra.
  • Rốn quấn cổ một hay nhiều vòng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của thai nhi từ tử cung mẹ ra môi trường ngoài.
  • Dây rốn quấn quá chặt trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi do hạn chế lưu lượng máu lên não, có thể chết não.
  • Nguy cơ mổ lấy thai cao hơn: Nếu dây rốn quấn nhiều vòng hoặc quấn quá chặt sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh qua ngã âm đạo. Do đó, bác sĩ sản khoa thường chỉ định mổ lấy thai nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho thai nhi.
  • Trẻ nhẹ cân, thiếu máu sau này. Do rốn quấn cổ ảnh hưởng quá trình tưới máu đến các cơ quan của trẻ. Do đó các bà mẹ hãy quan tâm nhiều hơn về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhé.
mẹo chữa dây rốn quấn cổ
Rốn quấn cổ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Đa số thai nhi có thể “giải thoát” khỏi tình trạng rốn quấn cổ dễ dàng. Nhưng nếu có bất thường gì, các bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện các cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng tránh các tình huống xấu xảy ra.

5. Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng

Từ thời xa xưa, ông bà ta đã chỉ ra mẹo dân gian cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng. Đó là mẹ bầu sẽ bò quanh giường theo chiều ngược với chiều đồng hồ quay với số vòng tương ứng với số vòng quấn cổ thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý:

  • Không nên bò ngay sau khi ăn và ngay cả khi mệt mỏi.
  • Không nên bò quá nhanh và quá nhiều vòng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
  • Mẹ cần phải chú ý nhiều đến cử động thai. Nếu phát hiện thai máy quá nhiều hoặc quá yếu phải đến ngay bệnh viện gần nhất.

6. Giải đáp một vài thắc mắc của sản phụ

Khi cảm nhận được sự xuất hiện của một sinh linh nhỏ bé trong bụng, mẹ bầu sẽ cảm thấy vô cùng hồi hộp và thường xuyên thắc mắc trước những điều khác thường. Dưới đây là một vài thắc mắc về vấn đề rốn quấn cổ mà chúng tôi đã tổng hợp được:

6.1 Khi gặp trường hợp dây rốn quấn cổ 1 vòng mẹ có thể sinh thường không?

Nếu tình trạng rốn quấn cổ xảy ra trước tuần thứ 32 của thai kỳ, thông qua quá trình cử động, thai nhi có thể tự tháo gỡ dây rốn. Lúc này dây rốn không còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và sản phụ có thể sinh thường.

Trong quá trình chuyển dạ sinh thường, y bác sĩ sẽ theo dõi sát nhịp tim thai. Nếu bất thường ở nhịp tim thai, thai máy giảm dần, sức khỏe mẹ giảm sút hay có bất thường gì khác, sản phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai, giảm tối đa nguy cơ cho mẹ và con.

Nếu trong quá trình sinh qua ngã âm đạo, dây rốn quấn quá chặt, bác sĩ sẽ chỉ định cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng bằng cách kẹp cắt dây rốn trước khi đợi bé chào đời.

mẹo tháo dây rốn quấn cổ
Sản phụ đi khám thai định kỳ để bác sĩ kịp thời theo dõi tình trạng thai nhi

Do đó, sản phụ cần phải đi khám thai định kỳ, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ. Qua các bộ xét nghiệm thông thường và siêu âm, bác sĩ phần nào theo dõi toàn diện sự phát triển thai nhi và có thể phát hiện các bất thường về bánh nhau, nước ối và dây rốn kịp thời. Mẹ bầu có thể tự theo dõi cử động thai tại nhà hoặc thông qua xét nghiệm lượng máu qua dây rốn xem tình trạng thai nhi có ổn định không.

6.2 Dây rốn quấn cổ một vòng có được xem là dấu hiệu bé sinh ra sẽ thông minh?

Theo quan niệm xưa, những đứa trẻ bị rốn quấn cổ sau này ra đời sẽ thông minh, giỏi giang và nhanh nhẹn hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và vô căn cứ.

Khoa học đã chứng minh điều này hoàn toàn không đúng. Trái lại, rốn quấn cổ tác động xấu đến sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Nó ảnh hưởng đến nhịp tim thai, cản trở quá trình hấp thu các dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải trong thai nhi qua máu mẹ ra ngoài. Nếu thai phụ không được theo dõi chặt chẽ nhịp tim thai, rất có nguy cơ dẫn đến suy thai, thậm chí là thai chết lưu. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ và tình trạng sức khỏe của bé sau này.

cách xử lý thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Quan niệm thai nhi bị quấn dây rốn 1 vòng sẽ thông minh là không có căn cứ

6.3 Các quan điểm về việc dây rốn quấn cổ một vòng có đúng không?

Ông bà ngày xưa nói rằng, mẹ bầu không được bước qua võng, qua dây hay đeo trang sức vì điều này dễ liên tưởng đến tình trạng rốn quấn cổ. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Có thể việc khuyên bước qua dây hay qua võng giúp bà mẹ hạn chế nguy cơ té ngã khi đi lại.

Như vậy, dây rốn quấn cổ một vòng không hoàn toàn là vấn đề đáng lo ngại. Rất nhiều gia đình lo sợ nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh nguy cơ lên thai nhi là không cao. Do đó để phát hiện sớm tình trạng rốn quấn cổ, bà mẹ nên khám thai định kỳ, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ. Qua đó các y bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra những chỉ định hợp lý nhất cho mẹ và con.

Trên đây là giải đáp cho các mẹ về cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng cho thai nhi. Qua bài viết, Colos Multi hy vọng rằng các mẹ sẽ luôn giữ tâm lý thoải mái để đồng hành cùng bé yêu của mình nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Mẹ nên làm gì

Thai ngôi đầu là gì? Cách nhận biết thai nhi quay đầu

Thai giáo cho bé là gì? Những điều cần biết để giáo dục thai nhi

Chu vi vòng bụng thai nhi: Kích thước và số đo như thế nào?

Hành động thai nhi trườn trong bụng mẹ tiết lộ điều gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *