Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Mẹ nên làm gì

Người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được nhiều cử động của thai nhi khi đang trong thai kỳ, bao gồm cả việc thai nhi nấc cụt. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của thai nhi mà mọi em bé đều có thể bị. Nếu không để ý kỹ các mẹ có thể nhầm lẫn hiện tượng này với các cử động của bé. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Colos Multi để có thêm thông tin hữu ích về hiện tượng này mẹ nhé!

thai nhi nấc cụt
Thai nhi bị nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường khi còn trong bụng mẹ

1. Thai nhi bị nấc cụt là do nguyên nhân gì?

Thai nhi bị nấc cụt trong bụng mẹ có thể do những nguyên nhân sau:

  • Do chuyển động bất thường của cơ hoành: Cũng như người lớn, cơ hoành của thai nhi cũng có thể chuyển động bất thường. Vì các cơ quan bên trong của bé vẫn chưa hoàn thiện nên chưa thể tự cân bằng nhịp nuốt. Do vậy mỗi khi nuốt, bé hít vào hoặc thở ra sẽ đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.
  • Tình trạng dây rốn bị chèn ép: Bắt đầu từ tuần thứ 32, mẹ bầu sẽ cảm thấy bé thường xuyên bị nấc cụt và kéo dài hơn trước. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép khiến cho lượng oxy cung cấp cho bé giảm xuống, khiến thai nhi bị nấc cụt trong thời gian dài. 

2. Biểu hiện của thai nhi nấc cụt

Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng thai nhi nấc cụt như thế nào? Dưới đây Colos Multi sẽ đưa ra một vài dấu hiệu, biểu hiện điển hình của hiện tượng này. 

  • Nhịp điệu: Biểu hiện thường thấy nhất của thai nhi nấc cụt là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Khi mẹ bầu đặt tay lên bụng sẽ thấy rung như nhịp tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều.
  • Thời gian: Theo ước tính, thời gian trung bình của mỗi cơn nấc cụt thường từ 13 – 15 phút, mỗi ngày từ 1 đến vài cơn. Có một vài mẹ bầu nói rằng trong suốt quá trình mang thai không cảm nhận được biểu hiện nấc của bé. Điều này cũng khá bình thường nên các mẹ bầu không cần quá lo lắng khi không cảm nhận được gì.
  • Thời điểm: Hiện tượng nấc cụt này có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào và không kể ngày đêm. Mẹ bầu có thể lựa chọn cách siêu âm thai nhi để quan sát con nấc cụt. 
  • Mức độ: Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mức độ của thai nhi nấc cụt nhẹ nhàng khá giống với thai máy. Tuy nhiên đến 3 tháng cuối thì nấc cụt và cử động thai lại có khác biệt lớn. Bé cử động rất mạnh, đôi khi còn có thể nhìn thấy cả dấu bàn tay, bàn chân trên thành bụng mẹ.

Nhiều mẹ sẽ nhầm lẫn giữa nấc cụt với thai máy (hoạt động của thai nhi trong 3 tháng đầu) hoặc cử động thai ( hoạt động của thai nhi trong 3 tháng cuối). Hai hiện tượng này sẽ không có nhịp điệu đều như nấc cụt mà lúc nhanh lúc chậm, mạnh yếu khác nhau. Đặc biệt, vị trí rung cũng sẽ khác, bởi nó phụ thuộc vào vị trí tay chân của thai nhi. 

thai nhi bị nấc cụt
Nấc cụt có biểu hiện điển hình là những cú giật nhẹ tại bụng dưới của mẹ 

3. Mẹ bầu cần làm gì để giúp thai nhi ngừng nấc cụt?

Dù cơn nấc của bé có thể khiến mẹ mất tập trung nhưng lại không gây đau và xảy ra trong thời gian ngắn. Trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép thì hiện tượng thai nhi nấc cụt sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Hồng Liên

Mẹ có thể áp dụng một vài mẹo nhỏ dưới đây để giúp thai nhi đỡ nấc.

  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ.
  • Xây dựng và luôn duy trì chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên nghỉ ngơi.
  • Nếu tần suất cơn nấc cụt của bé tăng lên gây khó chịu thì mẹ có thể thay đổi tư thế nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.
  • Mẹ cũng nên thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ hoặc yoga để cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. 
  • Khám và siêu âm thai định kỳ để phát hiện những điều bất thường của thai nhi. 
thai nhi nấc cụt nhiều có sao không
Mẹ bầu nên tham gia các buổi goya và vận động nhẹ nhàng 

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Đây có lẽ là thắc mắc mà nhiều mẹ bầu quan tâm nhất. Nếu cảm thấy thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày và diễn ra trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có những dấu hiệu bất thường khác. Mẹ bầu nên đến các phòng khám chuyên khoa uy tín hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để thăm khám và theo dõi. Tùy theo tình trạng gặp phải mà chuyên gia sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin về hiện tượng thai nhi nấc cụtColos Multi muốn chia sẻ cho các mẹ bầu. Hy vọng qua những chia sẻ này, mẹ bầu sẽ hiểu thêm về hiện tượng này. Để an tâm hơn trong thai kỳ, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về những cử động lạ của bé. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chu vi vòng bụng thai nhi: Kích thước và số đo như thế nào?

Thai ngôi đầu là gì? Cách nhận biết thai nhi quay đầu

Thai giáo cho bé là gì? Những điều cần biết để giáo dục thai nhi

Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng tránh nguy hiểm cho thai nhi

Hành động thai nhi trườn trong bụng mẹ tiết lộ điều gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *