Thai lưu là gì? Dấu hiệu thai lưu mẹ bầu nhất định phải biết

Các trường hợp thai chết lưu là những rủi ro không đáng có trong thời kỳ mang bầu của các chị em phụ nữ. Để có thể tránh được tình trạng thai chết lưu, các mẹ mang bầu cần nắm rõ các dấu hiệu thai lưu để có thể phòng tránh và xử lý kịp thời. Từ đó có thể giữ được sức khỏe cho mẹ và có chế độ ăn uống hợp lý.

Hiện tượng thai chết lưu ở phụ nữ mang thai
Hiện tượng thai chết lưu ở phụ nữ mang thai

1. Thai lưu là gì? 

Khái niệm

Theo thông tin của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (viết tắt CDC), tình trạng thai lưu là khi thai đã chết trước hoặc trong, sau quá trình sinh nở. Tình trạng sẩy thai và thai lưu đều được hiểu là thai không còn sự sống, tuy nhiên 2 tình trạng này vẫn có sự khác nhau tùy vào thời điểm xảy ra sự cố.

Sẩy thai được xác định là tình trạng mất thai nhi khi bé chưa được 20 tuần thai kỳ còn thai lưu là hiện tượng mất em bé sau khi thai nhi đã được 20 tuần trong bụng mẹ. Để xác định nhanh chóng và rõ ràng nhất về sức khỏe của thai nhi, các mẹ bầu nên tiến hành siêu âm định kỳ để có sự chăm sóc phù hợp cho cả mẹ và bé trong quá trình mang bầu.

Tuỳ vào thời điểm xảy ra sự cố, thai lưu được chia thành:

  • Thai chết lưu sớm: xảy ra trong khoảng từ tuần 20 đến tuần 27 của thai kỳ
  • Thai lưu chết lưu muộn: xảy ra khi thai trong khoảng từ 28 đến 36 tuần của thai kỳ

Thông tin và số liệu

Theo số liệu năm 2020, trong 200 ca mang thai thì chỉ có 1 em bé bị chết lưu. Đây được coi là tin vui đối với các mẹ mang bầu vì tỷ lệ thai lưu rất thấp, tuy nhiên các mẹ bầu cũng cần trang bị kiến thức và có sự chuẩn bị đối với các tình huống trong quá trình mang bầu.

Những điều cần biết về tình trạng thai chết lưu
 Những điều cần biết về tình trạng thai chết lưu

2. Nguyên nhân thai chết lưu 

Khi xảy ra sự cố mất mát này, nhiều gia đình sẽ đổ lỗi cho người mẹ, hoặc chính những người mẹ cũng sẽ đau buồn và tự dằn vặt bản thân vì đã không chăm sóc em bé tốt nhất, để bé có thể chào đời khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện tượng thai chết lưu cũng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều trường hợp còn không thể xác định được nguyên nhân làm thai chết lưu. Dưới đây chỉ là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng này:

Về phía gia đình, bố mẹ 

  • Chính bố mẹ của em bé gặp khó khăn về tài chính cũng có thể khiến người mẹ không được cung cấp đủ dưỡng chất, năng lượng cho cả mẹ và bé, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thai nhi, em bé không thể phát triển toàn diện và bình thường dẫn đến thai chết lưu khi trong bụng mẹ.
  • Mẹ bầu có tâm lý không ổn định, thường căng thẳng, lo âu, tâm lý hay lo lắng hoặc là stress lâu dài cũng có thể dẫn đến thai nhi không thể phát triển.
  • Mẹ bầu bị nhiễm virus Rubella, hoặc có tiền sử bệnh huyết áp cao hay chứng tiền sản giật, mắc các bệnh về tiểu đường… đều có thể gặp rủi ro trong quá trình mang thai, gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng cũng như cho bản thân người mẹ.
  • Mẹ bầu mắc các hội chứng miễn dịch như: hội chứng Antiphospholipid.
  • Không có sự hoà hợp giữa nhóm máu của bố và mẹ do các yếu tố RH - và RH +.
  • Nhiễm sắc thể của bố và mẹ gây nên tình trạng khuyết tật bẩm sinh về cấu trúc di truyền cho thai nhi.
  • Bố hoặc mẹ bị mắc các bệnh: lậu, giang mai…

Về phía thai nhi

  • Ảnh hưởng bất thường của nhiễm sắc thể của bố và mẹ hoặc có sự đột biến trong quá trình thụ tinh, phát triển phôi.
  • Thai nhi có nhóm máu không tương hợp với nhóm máu cơ thể mẹ.
  • Thai nhi có dị tật bẩm sinh: não úng thủy, vô sọ…
  • Em bé bị nhiễm khuẩn khi ở trong bụng mẹ, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện dẫn đến việc thai chết lưu.
  • Mẹ mang song thai, đa thai sẽ gặp nhiều rủi ro hơn vì thai có thể phát triển không đồng đều, hoặc chết một thai trong bụng mẹ.
Nguyên nhân nào khiến thai nhi chết lưu trong bụng mẹ?
Nguyên nhân nào khiến thai nhi chết lưu trong bụng mẹ?

Các yếu tố khách quan

Bên cạnh các yếu tố chủ quan dẫn đến thai chết lưu, còn có các yếu tố phụ ảnh hưởng đến thai nhi không còn sự sống trong bụng mẹ như là:

  • Dây rốn bị xoắn, thắt vào cổ thai nhi hoặc bị chèn ép làm ngạt đường thở của em bé.
  • Bánh rau thai bị bong, xơ hoá, u mạch máu màng đệm khiến thai nhi bị thiếu oxy, không lấy được không khí và dinh dưỡng từ cơ thể mẹ.
  • Cơ thể mẹ có lượng nước ối quá ít hoặc quá nhiều dẫn đến em bé bị ngạt, thiếu oxy để hô hấp bình thường.
 Hiện tượng bánh rau bong khi mang thai
 Hiện tượng bánh rau bong khi mang thai

3. Dấu hiệu nhận biết thai chết lưu 

Thông thường, khi thai chết lưu trong bụng mẹ, có thể lưu lại từ 1 - 2 ngày trong tử cung. Tuy nhiên, một số trường hợp thai không còn sự sống nhưng vẫn lưu lại trong tử cung, dẫn đến cơ thể mẹ bị nhiễm khuẩn, gặp tình trạng rối loạn đông máu hoặc thậm chí nguy hiểm hơn cả là tới tính mạng. Chính bởi vậy, ngay khi có những dấu hiệu lưu thai sau, các mẹ đang mang thai cần nhanh chóng liên hệ với bác sỹ sản khoa và nhanh chóng thăm khám để có hướng điều trị kịp thời và phù hợp:

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trung Thành

Giai đoạn đầu thai kỳ

  • Là giai đoạn khó nhận biết nhất của hiện tượng thai lưu do các dấu hiệu không rõ ràng, chỉ là phỏng đoán của chính các mẹ bầu, các mẹ sẽ cần chú ý từng điều nhỏ nhất để có thể cảm nhận được sự phát triển của em bé.
  • Tuy nhiên, các dấu hiệu các mẹ mang thai có thể tự chú ý như: 
  • Thấy máu chảy ra từ âm đạo có màu đỏ sẫm, đặc
  • Mẹ có thể cảm thấy giảm hẳn tình trạng ốm nghén, không còn sợ các mùi vị và đồ ăn như trước
  • Quan sát bụng không thấy to lên sau từng tuần thai kỳ
  • ….

Đây là những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc thai chết lưu, mẹ bầu cần được thăm khám ngay để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp thể trạng có thể hồi phục nhanh chóng.

Mẹ bầu nên làm gì khi gặp dấu hiệu lưu thai?
Mẹ bầu nên làm gì khi gặp dấu hiệu lưu thai?

Giai đoạn sau của thai kỳ

Đến giai đoạn này, bà bầu có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết dấu hiệu lưu thai, một số cách đơn giản có thể kể đến như:

  • Chú ý qua các chuyển động của thai nhi: thai nhi đạp, cựa mình hay nhiều khi còn là xoay người trong bụng mẹ. Mặc dù với nhiều mẹ bầu, thành bụng của người mẹ dày nên không cảm nhận rõ việc thai nhi đang đạp hay không. Hoặc có trường hợp, dù thai nhi đã chết, nhưng tử cung vẫn xuất hiện những cơn co thắt nhẹ khiến thai phụ nhầm lẫn tưởng là thai nhi đang đạp.
  • Mẹ cũng có những biểu hiện rõ rệt hơn như là: mất cảm giác căng vú. Trong quá trình mang thai, phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tố, lưu lượng máu khiến ngực căng cứng, sưng đau, kèm theo là vết rạn da, Tuy nhiên khi mẹ cảm giác ngực teo lại, không còn bị căng cứng thì có thể do phôi thai đã teo hoặc đã chết lưu.
  • Mẹ bầu tự nhiên đi tiểu quá ít: đây là biểu hiện phổ biến của thai chết lưu bởi với sự phát triển của thai nhi, em bé sẽ chèn lên bàng quang khiến mẹ thấy căng cứng và luôn buồn tiểu. Nhưng nếu mẹ đột nhiên ít đi tiểu, rất có thể đây là tình trạng bất thường của thai nhi.

4. Mẹ bầu cần làm gì khi gặp dấu hiệu thai lưu? 

Khi các mẹ mang bầu có các dấu hiệu thai lưu cần có sự kiểm tra và thăm khám kịp thời. Với trường hợp đúng là thai không còn sự sống, phương án lấy thai nhi ra khỏi cơ thể mẹ là điều bắt buộc để giữ mẹ khoẻ mạnh, tránh tình trạng rối loạn đông máu, thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây nhiễm trùng máu, băng huyết… ảnh hưởng tới tính mạng của thai phụ.

Việc đưa thai lưu ra ngoài sẽ cần trải qua những thủ tục, xét nghiệm để tiên lượng tình trạng đông máu của mẹ trong quá trình điều trị. Ngoài ra, cũng nên tránh mổ thai trừ khi không thể sinh được bằng đường âm đạo hoặc thai chết lưu có thể nguy cơ đe doạ đến tính mạng của thai phụ.

Cách xử lý khi thai chết lưu trong bụng mẹ
Cách xử lý khi thai chết lưu trong bụng mẹ

5. Cách phòng tránh thai bị chết lưu 

Để có thể có những biện pháp phòng tránh thai chết lưu, cần có sự chuẩn bị, xét nghiệm sàng lọc kỹ lưỡng của cả bố và mẹ trước khi mang thai, có thể nhắc đến như:

  • Bố mẹ xét nghiệm máu để xem sự tương thích giữa các nhóm RH+ và RH -
  • Cần xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục, đặc biệt là giang mai
  • Có thể đi phân tích nhiễm sắc thể ở cả bố và mẹ
  • Thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin, chất xơ, chất khoáng… để sẵn sàng cho quá trình mang thai, cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.
  • Mẹ bầu có thể tham gia các hoạt động nhẹ nhàng, thư thái như: thiền, yoga, pilates, bơi thư giãn… để có sự khỏe mạnh, dẻo dai trong quá trình mang bầu.
  • Thai phụ cần tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm để bảo vệ cho cả mẹ và con
  • Mẹ bầu luôn cần giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan, tránh u buồn sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm trạng và sự phát triển của thai nhi.
  • Để có thời gian thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, các gia đình nên có kế hoạch sinh con, người phụ nữ cũng không nên kết hôn, sinh con sớm hoặc không nên đẻ con quá gần nhau, nhờ đó sẽ tránh được các rủi ro trong quá trình mang thai.
  • Các gia đình cũng nên quan tâm và có sự chăm sóc đối với các thai phụ, đặc biệt cần khám thai sớm và đều đặn để có thể theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, cũng như có thể dễ dàng phát hiện những dị tật, hay là tình trạng thai chết lưu trong tử cung của mẹ.
Thăm khám thường xuyên và kịp thời suốt quá trình mang thai
Thăm khám thường xuyên và kịp thời suốt quá trình mang thai

Thai nhi chết lưu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Do đó, bài viết cung cấp các khái niệm, các dấu hiệu thai lưu, cũng như các biện pháp phòng ngừa và xử lý đối với rủi ro không ai mong muốn này trong thời kỳ mang bầu. Mong rằng đây sẽ chỉ là những kiến thức và các mẹ bầu sẽ đều trải qua thời gian mang bầu khỏe mạnh, nhiều niềm vui từ gia đình và em bé.

Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Mang thai tháng thứ 7 không tăng cân, nguyên nhân do đâu

Dấu hiệu sinh non: Nguyên nhân và Biện pháp mẹ cần biết 

Hiện tượng rỉ ối xảy ra như thế nào? Cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *