Chu vi vòng bụng thai nhi: Kích thước và số đo như thế nào?

Chu vi vòng bụng là một phép đo sinh trắc siêu âm cơ bản để đánh giá kích thước của thai nhi. Từ vòng bụng khi mang thai cùng với đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu và chiều dài xương đùi, ta có thể đưa ra ước tính về cân nặng và chiều cao của em bé. Trong bài viết dưới đây Colos Multi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về chỉ số đặc biệt này. 

vòng bụng khi mang thai
Chu vi vòng bụng giúp giúp ước tính kích thước của thai nhi

1. Chu vi vòng bụng của thai nhi là gì?

Chu vi vòng bụng (AC) hay còn gọi là kích thước vòng bụng khi mang thai là phép đi được thực hiện trong quá trình siêu âm thai. Nhằm mục đích đo chu vi vùng bụng bên ngoài thai nhi. Chỉ số này sẽ phản ánh cho ta biết thai nhi có phát triển bình thường bên trong tử cung hay không.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Chu vi vòng bụng thai nhi thường được sử dụng như một thông số tăng trưởng để xác định tỷ lệ đầu. Thông qua tỷ lệ của hai thông số này mà ta có thể quan biết được sự phát triển thể chất của em bé. 

Để đo kích thước vòng bụng của thai nhi, bác sĩ sẽ đặt một băng đô ở đầu xương mu của bạn và chạy băng đến đỉnh bụng. Số đo vòng bụng khi mang thai này (được tính theo đơn vị cm) phải bằng với tuần thai hiện tại của mẹ bầu. Có thể hiểu đơn giản là khi bạn mang thai được 24 tuần thì bạn sẽ đo được khoảng cách này là 24cm.

Trong các phép đo thai nhi cơ bản, chu vi vòng bụng là chỉ số nhạy cảm và có mức độ thay đổi lớn nhất. Nguyên nhân là bởi nó bị ảnh hưởng bởi tình trạng rối loạn tăng trưởng nhiều hơn những chỉ số cơ bản khác. 

chu vi vòng bụng thai nhi
Chu vi vòng bụng khi mang thai cho biết thai nhi có phát triển bình thường hay không.

2. Cách tính chu vi vòng bụng thai nhi

Để tính ra chu vi vòng bụng khi mang thai, bác sĩ sẽ siêu âm bụng cho sản phụ. Kích cỡ này được đo theo mặt phẳng ngang tại gan của thai nhi với các điều kiện:

  • Các nhánh tĩnh mạch rốn đổ vào gan hợp với xoang xĩnh cửa trái nằm ở vị trí giữa bụng.
  • Trong mặt phẳng nằm ngang này, tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch cửa phải tạo với nhau hình chữ j.
  • Nhìn thấy dạ dày ở phía bên trái của bụng thai nhi.
  • Bụng có hình tròn thay vì hình bầu dục, bởi hình bầu dụng tạo ra vết cắt xiên sẽ dẫn đến ước tính sai về kích thước thai nhi.
số đo vòng bụng khi mang thai
Thực hiện siêu âm bụng để tính kích thước vòng bụng khi mang thai

Những cơ quan kể trên cần được xác định khi mẹ bầu mang thai được 18 đến 20 tuần. Khi đo chu vi vòng bụng, một đường nét đứt hình elip ảo sẽ xuất hiện trên màn hình máy siêu âm. Chỉ dọc theo bề mặt da bên ngoài bụng em bé mà không sâu vào trong da bụng để tránh xuất hiện lỗi đo AC quá nhỏ.

Độ dài của đường elip này chính là chu vi vòng bụng thai nhi. Đặc biệt, kích thước AC không được đo khi vùng bụng đã nong rộng hoặc đang hóp lại. Bụng có thể thay đổi hình dạng đo do một vài nguyên nhân sau:

  • Nhịp thở của thai nhi.
  • Bị chèn ép bởi dụng cụ siêu âm.
  • Mẹ mang song thai, đa thai nên thai nhi chen chúc nhau trong tử cung.
  • Thai nhi đang ở thế ngôi mông.

 Vì bụng có thể thay đổi liên tục nên bác sĩ cần đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để đảm bảo độ chính xác của kết quả. Ngoài ra, chu vi vòng bụng cũng có thể được tính từ hai đường kính bụng trực giao AD1AD2 trên cùng một hình ảnh theo công thức:

AC = (AD1 + AD2) x 1.57

Trong đó:

  • AD1 là đường kính từ đường da sau cột sống của bé đến đường da ngoài của thành bụng trước.
  • AD2 là đường kính ngang nằm vuông góc với AD1.

3. Bảng tính kích thước vòng bụng theo tuổi khi mang thai

Do mỗi thai nhi sẽ có kích thước vòng bụng khác nhau và chiều rộng bụng trong mỗi giai đoạn của thai kỳ cũng khác nhau, nên không thể có một số đo AC cố định được. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn quốc tế, bảng chỉ số chu vi vòng bụng khi mang thai trung bình theo tuổi thai như sau:

Tuổi thai ( tính theo tuần)Chu vi vòng bụng (mm)
1480,61
1591,95
16103,21
17113,43
18125,59
19136,69
20147,72
21158,69
22169,59
23180,42
24191,16
25201,83
26212,41
27222,9
28233,3
29243.61
30253,82
31263,93
32273,93
33283,83
34293,62
35303,29
36312,84
37322,27
38331,58
39340,76
40349,8

Bảng chu vi trên chỉ mang tính chất tham khảo, kích thước của từng thai nhi sẽ được bác sĩ đo và so sánh để xác định có điều gì bất thường hay không. 

4. Chu vi vòng bụng thai nhi to có bất thường?

Dễ thấy cân nặng của thai nhi và chu vi vòng bụng có liên quan chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy chu vi vòng bụng khi mang thai lớn hơn nhiều so với 3 tháng giữa và cuối thai kỳ có nghĩa là em bé nặng hơn so với thai nhi cùng tuổi thai khác. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này có thể là do bệnh đái tháo đường thai kỳ ở các bà mẹ.

Khi mẹ bầu siêu âm trước khi sinh, nếu chỉ số chu vi này quá to thì nhiều khả năng là mẹ đã mang thai lớn với cân nặng có thể hơn 4kg. Điều này không chỉ liên quan đến bệnh đái tháo đường thai kỳ mà còn liên quan đến cả hội chứng đa ối.

Việc cân nặng thai nhi quá to sẽ khiến mẹ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở. Thậm chí còn có thể gây tổn thương đến đường sinh dục, vỡ tử cung do thai quá to. Do vậy khi thai nhi quá to mẹ có nguy cơ cao phải tiến hành sinh mổ.

Sự liên quan của kích thước vòng bụng và chu vi bụng thai nhi vòng đầu có ý nghĩa sàng lọc quan trọng trong việc dự đoán các biến chứng kẹt vai xảy ra khi sinh thường. Đây được xem như là loại tai biến nghiêm trọng và nặng nề nhất trong sản khoa hiện nay. 

Do vậy, mẹ bầu trước khi sinh cần được thăm khám và tư vấn kỹ càng các biến chứng xảy ra như hội chứng đa ối, hội chứng macrosomia,… Khi phát hiện ra chu vi vòng bụng của thai nhi quá lớn

kích thước vòng bụng khi mang thai
Chu vi vòng bụng to khiến mẹ có nguy cơ phải đẻ mổ

5. Chu vi vòng bụng nhỏ có sao không?

Nếu siêu âm phát hiện chu vi bụng thai nhi ở 3 tháng cuối nhỏ, dẫn đến ước tính cân nặng lúc bé chào đời nhỏ hơn mức trung bình. Có nghĩa là dù sinh non hay sinh đủ tháng, trẻ sơ sinh có chỉ số chu vi vòng bụng nhỏ sẽ thường đi kèm với việc cân nặng ở mức trung bình. 

Thai nhi có cân nặng trung bình là một trong những dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của não bộ. Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi có đủ dinh dưỡng. 

Mẹ nên tránh sử dụng chất kích thích và hạn chế tiếp xúc với môi trường khói thuốc. Để cải thiện cân nặng cho bé một cách hiệu quả, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất. 

chu vi bụng thai nhi
Mẹ nên khám thai theo định kỳ để được bác sĩ tư vấn phương án phù hợp

Với những trường hợp như vậy, bác sĩ phải khám thật kỹ lưỡng và đánh giá mức độ tăng trưởng của thai nhi. Để xem em bé có bị hạn chế phát triển trong tử cung hay không.

Khi chỉ số chu vi đo được là nhỏ, nhưng không thấy có sự hạn chế phát triển của thai thì nguy cơ trẻ mắc bệnh và tử vong là rất thấp. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu, việc kích cỡ vòng bụng nhỏ có thể làm tăng các ca sinh non. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu khi siêu âm phát hiện chu vi vòng bụng nhỏ nhưng cân nặng của bé bình thường. Sẽ thúc đẩy mẹ bầu mổ lấy thai trước 37 tuần cuối của thai kỳ. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về vòng bụng khi mang thai. Mẹ nên có kế hoạch ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển đúng kích thước và luôn khỏe mạnh. 

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Mẹ nên làm gì

Thai ngôi đầu là gì? Cách nhận biết thai nhi quay đầu

Thai giáo cho bé là gì? Những điều cần biết để giáo dục thai nhi

Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng tránh nguy hiểm cho thai nhi

Hành động thai nhi trườn trong bụng mẹ tiết lộ điều gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *