Thai ngôi đầu là gì? Cách nhận biết thai nhi quay đầu

Khi mang thai, người mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để em bé sinh ra đời được khỏe mạnh và phát triển bình thường. Theo đó, trước khi lâm bồn, mẹ bầu cần xác định ngôi thai để lựa chọn hình thức sinh con sao cho an toàn và phù hợp. Vậy ngôi thai đầu là gì? Cách nhận biết ngôi thai đầu như thế nào? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

ngôi thai đầu

1. Ngôi thai là gì?

Trước khi tìm hiểu ngôi thai đầu là gì thì chúng ta cần hiểu rõ về thuật ngữ ngôi thai. Nhìn chung, ngôi thai được xem là phần thấp nhất của thai nhi so với khung xương chậu của mẹ, đây cũng là phần đầu tiên của em bé đi ra khỏi cơ thể người mẹ trong khi sinh ra đời. Chính vì thế, vấn đề xác định ngôi thai được nhiều người quan tâm bởi dựa trên cơ sở đó, các bác sĩ có thể lựa chọn hình thức sinh phù hợp để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và em bé.

Thông thường, ngôi thai sẽ phụ thuộc hầu hết vào sự chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ. Có ba dạng ngôi thai chính thường gặp đó là thai ngôi đầu, ngôi ngang và ngôi mông. 

ngôi thai đầu là gì
 Có ba dạng ngôi thai chính thường gặp đó là thai ngôi đầu, ngôi ngang và ngôi mông

Bắt đầu từ khoảng tuần thứ 24 trở đi, ngôi thai sẽ có sự di chuyển và thường xoay trong buồng tử cung. Vào những tuần cuối cùng của thai kỳ, thai phụ nên đi khám để nắm rõ vị trí của ngôi thai. Bởi vì càng gần đến ngày dự sinh, ngôi thai sẽ không di chuyển nữa và đây là thời điểm thích hợp để chẩn đoán, xác định và có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón em bé ra đời.

2. Định nghĩa về ngôi thai đầu

Ngôi thai đầu được biết là một dạng ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở. Trên thực tế, nhiều thai phụ lần đầu làm mẹ không biết ngôi thai đầu là gì, em bé quay đã quay đầu hay chưa và đây có phải là ngôi thai thuận hay không.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi siêu âm xác định ngôi thai đầu thì có nghĩa lúc này đầu em bé hướng về phía âm đạo của mẹ, mông em bé hướng về phía ngực mẹ, điều đó giúp bé chui ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tùy vào vị trí của các bé, ngôi thai đầu được chia thành ngôi thai đầu chỏm trước và ngôi thai đầu chỏm sau.

thai nhi quay đầu ở tuần 28
Ngôi thai đầu được chia thành ngôi thai đầu chỏm trước và ngôi thai đầu chỏm sau

2.1 Ngôi thai đầu chỏm trước

Ngôi thai đầu chỏm trước là tư thế em bé cúi đầu và lưng cong hướng về phía bụng mẹ. Đây được xem là tư thế giúp các mẹ sinh nở qua ngả âm đạo thuận lợi và dễ dàng nhất.

2.2 Ngôi thai đầu chỏm sau

Chiếm khoảng 25% thai kỳ khi bước vào giai đoạn chuyển dạ, ngôi thai đầu chỏm sau là tư thế đầu em bé cúi xuống và quay mặt về phía bụng mẹ. Tư thế này có thể khiến cho việc mẹ lâm bồn trở nên khó khăn hơn so với mẹ có ngôi thai đầu chỏm trước. 

Nguyên nhân là vì vào thời điểm này, cổ tử cung sẽ đòi hỏi phải mở rộng hơn để đủ không gian cho đầu bé chui ra ngoài, dễ bị mắc kẹt hơn và quá trình xoay đầu của em bé có thể mất nhiều thời gian hơn, vì phải xoay một góc lớn hơn để em bé ra đời với tư thế giống như ngôi thai đầu chỏm trước.

Một số em bé ở tư thế thai ngôi đầu chỏm sau cũng có thể nằm hơi ngửa đầu ra phía sau để di chuyển qua đường dẫn sinh và ra đời. Tuy nhiên, những trường hợp như này rất hiếm khi xảy ra và chỉ thường gặp khi mẹ sinh non và đường sinh của mẹ rộng rãi.

3. Cách nhận biết ngôi thai đầu

Khi bước sang tuần thai 28, thai phụ nên siêu âm để biết chính xác nhất việc thai đã xoay đầu để thành ngôi thai thuận hay chưa. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dự đoán điều này thông qua hình dáng bụng bầu, vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ.

Nếu thai nhi đã quay đầu, bụng mẹ sẽ có hình ôvan, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Ở phần trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi, ở phần dưới tử cung là đầu hình tròn và cứng, hai bên sườn là lưng và tay, chân của bé.

thai ngôi đầu là gì
Thai phụ nên siêu âm để biết bé đã xoay đầu để thành ngôi thai thuận hay chưa

Bên cạnh đó, thai phụ có thể để ý xem hiện tại thai nhi đạp ở phần trên hay dưới bụng. Có khoảng 80% thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thai thứ 28 – 29. 20% còn lại sẽ rơi vào 2 trường hợp quay đầu sớm hoặc trễ hơn (trước khi có dấu hiệu chuyển dạ).

Tăng áp lực bụng dưới: Khi thai nhi quay đầu để thành ngôi thai thuận, đó là lúc mẹ cảm thấy áp lực đè lên phần bụng dưới. Bởi đây là nơi tạo nếp gấp khi ngồi. Có thể không phải thai phụ nào cũng cảm nhận được điều này, vì nó còn phụ thuộc vào thành bụng dày hay mỏng.

4. Một số câu hỏi về ngôi thai

4.1 Ngôi thai thuận sớm có thể khiến mẹ bầu sinh sớm hơn dự kiến không?

Có thể hiểu được cảm giác vừa hồi hộp, vừa hạnh phúc xen lẫn lo âu của thai phụ khi bước vào những tuần cuối thai kỳ. Nếu bác sĩ kết luận ngôi thai đầu ở từ tuần 28 trở đi như vậy là thai kỳ đang phát triển bình thường, thai nhi theo ngôi thuận và thai phụ hoàn toàn có thể yên tâm chờ đợi đến ngày chuyển dạ.

Nếu nói ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm thì điều này cũng không hoàn toàn đúng, bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, chỉ một yếu tố thì không nói lên được điều gì, thai phụ nên theo dõi mình có những dấu hiệu khác như: Đau vùng lưng dưới, phù nề, ra dịch hồng, v.v… để biết chính xác tình trạng của thai nhi.

thai ngôi đầu
Ngôi thai quay đầu sớm là dấu hiệu của việc sinh sớm là không hoàn toàn đúng

Ngôi thai ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc chuyển dạ và phương pháp sinh, ngôi thai không thuận sẽ dẫn đến sinh khó và phải sinh mổ nếu như các biện pháp can thiệp không tác dụng. Vì vậy, trong những tháng cuối, thai phụ nên khám thai thường xuyên để biết được ngôi thai và có những biện pháp xoay chuyển ngôi thai, từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.

4.2 Mẹ bầu sinh bằng phương pháp nào khi mang ngôi thai đầu

Bên cạnh thắc mắc thai ngôi đầu là gì, các chị em phụ nữ cũng quan tâm tới vấn đề mang thai ngôi đầu thường sinh con bằng phương pháp nào? Chắc hẳn mẹ bầu luôn mong muốn sinh thường, bởi đây là phương pháp đơn giản, người mẹ không mất quá nhiều thời gian bình phục.

Như đã phân tích ở trên, nếu thai nhi có ngôi thuận, việc sinh nở tương đối dễ dàng và thuận lợi. Chính vì thế, đa số mẹ bầu có thể chào đón em bé bằng cách sinh thường. 

ngôi thai đầu hạ vị là gì
Đa số mẹ bầu có thể chào đón em bé bằng cách sinh thường

Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp nhất, các bác sĩ không chỉ dựa vào ngôi thai, họ còn đánh giá rất nhiều yếu tố khác. Một vài yếu tố chúng ta không thể bỏ qua đó là: thai nhi có cân nặng khoảng bao nhiêu, khung xương chậu của người mẹ có đảm bảo đủ rộng không? Như vậy chúng ta không thể chắc chắn rằng tất cả phụ nữ mang thai ngôi đầu đều sinh thường.

4.3 Ngôi thai bất thường có nguy hiểm không?

Bất cứ bậc làm cha, làm mẹ nào cũng mong muốn em bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển ổn định. Họ tìm hiểu khá kĩ thai ngôi đầu là gì, mẹ bầu nên lưu ý vấn đề gì trong trường hợp này. Đặc biệt, nếu phát hiện ngôi thai bất thường, họ không thể giấu được sự lo lắng, sốt ruột. Ngôi thai bất thường xuất phát từ nguyên nhân nào và tình trạng này có đáng lo hay không?

Tình trạng trên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể tử cung hoặc xương chậu của mẹ bầu sở hữu hình dạng bất thường nên gây ra vấn đề trên. Một số trường hợp ngôi thai bất thường do thai nhi phát triển quá lớn hoặc không may bị dị tật bẩm sinh.

Thực sự, vấn đề này khiến việc sinh nở gặp nhiều khó khăn, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe, sự an toàn của cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên đi khám và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, một số bài tập, thói quen sinh hoạt tỏ ra khá hiệu quả trong việc điều chỉnh ngôi thai về vị trí thích hợp.

4.4 Thai nhi quay đầu ở tuần 28, mẹ nên biết gì?

Giai đoạn thai nhi quay đầu ở tuần 28 có thể có 3 khả năng sau:

Bé có thể có ngôi thai đầu: tức là đầu quay xuống dưới cổ tử cung của mẹ.
Thai ngôi mông: đầu hướng lên trên
Thai ngôi ngang: phần vai của thai nhi nằm ngang và bề mặt tiếp xúc khá lớn với âm hộ của mẹ bầu.

Nói tóm lại, việc trẻ có xoay về ngôi thai đầu trong những tuần cuối của thai kỳ hay không có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sinh nở. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý nhiều hơn đến ngôi thai nếu sắp đến ngày sinh dự kiến nhé! Nếu phát hiện hay nghi ngờ ngôi thai bất thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và có kế hoạch sinh con an toàn, thuận lợi.

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không? Mẹ nên làm gì

Chu vi vòng bụng thai nhi: Kích thước và số đo như thế nào?

Thai giáo cho bé là gì? Những điều cần biết để giáo dục thai nhi

Cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng tránh nguy hiểm cho thai nhi

Hành động thai nhi trườn trong bụng mẹ tiết lộ điều gì?

Thai nhi 28 tuần – Quá trình phát triển của con và lưu ý cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *