Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: khi nào và quy trình cụ thể?

Hiện nay, tỷ lệ mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đang có xu hướng gia tăng nhanh. Căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vậy nên việc thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm căn bệnh. Trong bài viết dưới đây, Colos Multi giải đáp cho mẹ những băn khoăn về quy trình xét nghiệm căn bệnh này.

xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Khi có dấu hiệu mẹ nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để điều trị kịp thời

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (Đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng khả năng dung nạp đường huyết của mẹ bầu bị rối loạn. Từ đó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao quá mức quy định trong thời gian mang thai. Theo thống kê, có khoảng 2 – 5% thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ là do chế độ ăn uống không khoa học và cân đối giữa các chất.

Thai phụ có thể mắc tiểu đường thai kỳ ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên căn bệnh này phổ biến hơn trong khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Thế nhưng, những rủi ro này có thể giảm nếu thai phụ được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

2. Tại sao cần xét nghiệm để tầm soát tiểu đường thai kỳ?

Bất kỳ thai phụ nào cũng có khả năng mắc tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên nếu thấy mình đúng với một trong những trường hợp dưới đây thì mẹ bầu nên đề nghị xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

  • Chỉ số BMI của mẹ bầu ở mức trên 30 điểm.
  • Trước đây thai phụ đã mang thai em bé nặng 4,5kg trở lên.
  • Thai phụ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Người thân trong gia đình đã hoặc đang bị mắc tiểu đường. 
xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất an toàn nên mẹ có thể yên tâm thực hiện

Đến đây có lẽ các bạn đang suy nghĩ liệu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không? Thì câu trả lời đương nhiên sẽ là có, bởi đây là cách duy nhất giúp mẹ bầu xác định bệnh và tìm ra hướng điều trị hiệu quả.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã

Lượng đường huyết trong máu của mẹ không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến các vấn đề như:

  • Hàm lượng polyhydramnios cao có thể gây ra hiện tượng chuyển dạ sớm hoặc các vấn đề khác khi sinh.
  • Có nguy cơ cao bị tiền sản giật, một tình trạng tăng huyết áp khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
  • Mẹ không kiểm soát tốt lượng đường huyết sẽ khiến lượng đường trong máu của thai nhi tăng. Làm cho cân nặng của bé phát triển quá mức bình thường.
  • Làm tăng khả năng sinh non.
  • Thai nhi sau khi sinh ra sẽ bị hạ đường huyết hoặc thường bị vàng da sau khi sinh.
  • Một số trường hợp còn có thể bị thai chết lưu, đây là trường hợp tương đối hiếm gặp.

3. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Chính bởi những hậu quả mà tiểu đường thai kỳ gây ra rất nguy hiểm đối với sản phụ và thai nhi. Mà việc làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đã trở thành điều vô cùng cần thiết. Lời khuyên chân thành dành cho chị em chuẩn bị có thai hay các mẹ bầu đó là cần chú ý tới thời gian thực hiện tầm soát phù hợp với bản thân.

Vậy tuần bao nhiêu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là thích hợp? Thông thường từ ngay lần đầu khám thai, các bác sĩ sản khoa sẽ đánh giá nguy cơ mắc bệnh cho các mẹ bầu. Sau khi đánh giá nguy cơ, thai phụ sẽ được chia vào hai trường hợp như sau:

  • Thai phụ không có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ: Bác sĩ sẽ tiến hành thử đường huyết cho mẹ bầu lúc đang đói. Nếu kết quả bất thường, tức là trên 92mg/dL, mẹ sẽ phải tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường lúc thai 24 đến 28 tuần tuổi.
  • Thai phụ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ: Thực hiện tầm soát bằng nghiệm pháp dung nạp đường trong lần khám thai đầu tiên ( trong 3 tháng đầu thai kỳ) để xác định rõ các chỉ số. Dù kết quả trả về có bình thường thì mẹ bầu cũng nên thực hiện lặp lại nghiệm pháp này lúc thai được 24 đến 28 tuần.

Có lẽ sẽ có nhiều chị em chưa rõ nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu. Thì đây chính là câu trả lời: Tuần thai thứ 24 đến 28 là thời điểm được khuyến cáo để thực hiện tầm soát. Vì lúc này bánh nhau đã phát triển hoàn thiện nhất, làm tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết glucagon, đề kháng insulin, giảm dự trữ và tăng ly giải glycogen thành glucose ở gan và làm giảm dung nạp đường ở các mô ngoại biên. Những điều này là nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng đường huyết,

4. Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ diễn ra như thế nào?

 xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường diễn ra vào buổi sáng

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được thực hiện dựa theo nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Xét nghiệm này được cho là cần thực hiện ở tất cả các sản phụ trong thời gian thai nhi được 24 đến 28 tuần.

Thực chất các bước xét nghiệm tiểu đường thai kỳ luôn được thực hiện vào buổi sáng khi mẹ bầu chưa ăn gì hoặc đã nhịn ăn ít nhất 8 tiếng. Trước vài ngày khi thực hiện xét nghiệm, các sản phụ vẫn sẽ được bác sĩ nhắc nhở là vẫn có thể ăn chế độ tinh bột như thường. 

Sau đây là cách xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thông thường: Đầu tiên, kỹ thuật viên sẽ lấy một mẫu xét nghiệm máu để xác định chỉ số đường huyết lúc đói. Tiếp đó, mẹ bầu được hướng dẫn uống 200ml nước có pha 75g glucose trong 3 đến 5 phút. Đặc biệt trong lúc này mẹ không được hút thuốc, ăn uống nước ngọt hay các hoạt động mạnh.

Sau khoảng 1 đến 2 tiếng, các kỹ thuật viên sẽ lấy thêm hai mẫu máu để đo lường máu. Kết quả bình thường của lượng huyết như sau:

  • Lúc đói: dưới 92 mg/dL.
  • Sau nghiệm pháp khoảng 1 giờ là: dưới 180mg/dL.
  • Sau nghiệm 2 giờ: chỉ số đường huyết là dưới 153 mg/dL.

Sau khi thực hiện các quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, nếu thai phụ có từ hai mẫu máu bằng hoặc cao hơn giới hạn trên sẽ được xác định là mắc tiểu đường thai kỳ. Còn nếu chỉ có một mẫu cho kết quả cao hơn hoặc bằng thì mẹ bầu được cho là mắc rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ. 

5. Lời khuyên cho mẹ bầu để điều trị tiểu đường thai kỳ

Có chế độ ăn uống khoa học, có lợi cho sức khỏe

quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Mẹ bầu hãy tự xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học

Mẹ bầu nên tìm hiểu và xây dựng một chế độ ăn đặc biệt dành cho người mắc bệnh tiểu đường mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng và khoa học. Hãy thay các món ăn nhẹ có đường như bánh quy, kẹo, kem sang những loại đồ ăn chứa đường tự nhiên như trái cây, hoa quả.

Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục cũng là một phương pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Mẹ hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để hoạt động thể chất với cường độ vừa phải.

Theo dõi lượng đường trong máu

Trong quá trình mang thai, lượng đường trong máu của thai phụ có thể thay đổi rất nhanh. Mẹ nên thực hiện kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Uống Insulin

Có rất nhiều trường hợp mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường phải dùng insulin để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Cần kiểm tra bệnh tiểu đường sau khi sinh 

Thai phụ nên xét nghiệm bệnh tiểu đường từ khoảng 6 đến 12 tuần sau khi sinh. Tuy nhiên đa số thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ đều sẽ hết sau khi sinh con.

6. Các câu hỏi thường gặp

Các mốc xét nghiệm khi mang thai mà mẹ cần nắm là gì?

Các mốc xét nghiệm khi mang thai thường xãy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, có rất nhiều loại xét nghiệm trong suốt thời kỳ mang thai nhưng nó được chia thành 2 loại là kiểm tra tiền sản chính là xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán.

Các tuần khám thai quan trọng?

Mẹ cần nhớ các tuần khám thai quan trọng sau:

  • Khám thai lần đầu tiên giai đoạn thai ky: Khoảng tuần thứ 5 - 8.
  • Lần khám thai kỳ thứ 2: Trong khoảng thời gian từ tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày
  • Lần khám thai kỳ thứ 3: Từ tuần 16-22.
  • Lần khám thai kỳ thứ 4: Trong khoảng thời gian từ tuần 22-28. …
  • Lần khám thai kỳ thứ 5: Từ tuần 28-32
  • Lần khám thai kỳ thứ 6:Từ tuần 32-34

Trên đây là những thông tin về việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Đây là xét nghiệm khá quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ hiểu thêm về tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Siêu âm 4D thai 23 tuần – 6 chỉ số thai nhi quan trọng cần nhớ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *