Thai nhi 5 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Nhìn chung, tốc độ phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu tiên tương đối chậm. Đặc biệt ở tuần thứ 5 của thai kỳ, kích thước của thai nhi vẫn chỉ tương đương 1 hạt ngô. Tuy nhiên, nó đã bắt đầu hình thành các cơ quan bên trong cơ thể. Đồng thời, lúc này cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về thai 5 tuần cùng Colos Multi trong bài viết sau đây!

1. Sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi

Thai nhi 5 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu? Nếu ở tuần thứ 4 của thai kỳ, bé có kích thước thai 5 tuần chỉ khoảng 2mm thì bước sang tuần thứ 5, bé đã có chiều dài khoảng 6mm.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương

Khi bào thai bám cố định vào thành niêm mạc tử cung, túi phôi sẽ phát triển thành mầm phôi 3 lá với vai trò của từng lá cụ thể như sau 

  • Lá phôi ngoài: Là lá phôi thực hiện chức năng cấu thành hệ thần kinh trung ương, màng tai trong, thủy tinh thể của mắt, da cơ thể, lông, tóc và móng. 
  • Lá phôi giữa: Lá giữa sẽ đóng vai trò giúp bé yêu dần hình thành cơ bắp, lớp mỡ dưới da, hệ xương, hệ bài tiết và các nhóm mô có chức năng kết nối với hệ tuần hoàn. 
  • Lá phôi trong: Lá phôi trong có sản sinh ra một loại chất khi phân hóa sẽ cấu thành hệ tiêu hóa, nhóm tổ chức thượng bì, bàng quang, tiền đình và niệu đạo. 

Vào tuần thứ 5, tim của bé đã hình thành,vì vậy nhịp tim xuất hiện sẽ có tần suất nhịp đập gấp đôi người trưởng thành lên tới 100 - 160 nhịp/phút. Thời điểm này, bé sẽ tập chung hoàn toàn vào việc phát triển não bộ và hệ tuần hoàn. Do đó, mỗi phút có tới 100 tế bào não được hình thành. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao ở tuần thứ 5 mẹ bầu liên tục có cảm giác đói bụng và cồn cào do cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. 

Bên cạnh sự phát triển của não, hệ tim mạch và huyết quản của thai nhi cũng đang trong quá trình hình thành. Tuy nhiên nó hết sức mẫn cảm với bất kỳ sự tác động mạnh nào và đặc biệt là các tia phóng xạ, tia X. Do vậy, thời điểm này mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đi lại nhẹ nhàng và không nên lạm dụng việc siêu âm mỗi tuần để được gặp con. Đồng thời, mẹ bầu nên bổ sung đề kháng và để tránh ốm, cảm cúm, trong trường hợp mắc phải các bệnh kể trên cầm sử dụng thuốc theo chỉ thị của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 

thai 5 tuần
Hình ảnh giấy siêu âm thai 5 tuần

Ở thời điểm thai 5 tuần tuổi, hệ khung xương của thai nhi đã bắt đầu hình thành tuy nhiên kích thước thai nhi vẫn còn rất nhỏ nên khó quan sát thông qua siêu âm. Các bộ phận đằng sau đầu sẽ phát triển với tốc độ nhanh hơn phía trước. Khuôn mặt của bé lúc này đã xuất hiện rõ các đường nét hơn, tuy nhiên mới có miệng và lưỡi của bé hình thành trong tuần thứ 5. 

Tiếp đến, tay với chân của bé cũng bắt đầu xuất hiện. Với kích thước còn khá ngắn nên các bác sĩ thường ví tay của những thai nhi 5 tuần giống như mái chèo. Thận của bé lúc này đã hình thành, tuy nhiên phải bước sau tháng thứ 8 nó mới bắt đầu chức năng lọc máu. Tuy nhiên, nó sẽ sớm thực hiện chức năng thải nước tiểu. Hệ thống tuần hoàn của bé đã được hình thành từ Mesoderm. 

Những sự thay đổi và phát triển kể trên ở thai nhi 5 tuần tuổi chỉ mang tính chất tương đối và không phải bé nào cũng có tốc độ phát triển giống như vậy. Các bé có thể phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn nên mẹ bầu không nên quá lo lắng nếu bé chưa có 1 trong số các dấu hiệu kể trên. Trong trường hợp thai nhi có dấu hiệu phát triển bất thường, mẹ bầu có thể đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để thăm khám trực tiếp. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.

2. Thai nhi 5 tuần có tim thai chưa?

Do hệ tuần hoàn đã được hình thành nhờ Mesoderm và tim của bé lúc này đã phát triển, nó có nhịp đập trung bình gấp đôi nhịp đập ở người trưởng thành lên tới 100 - 160 nhịp/ phút. Vì thế, khi siêu âm có thể nghe được tim thai của bé. Lúc này bác sĩ sẽ dựa vào sự thay đổi của tim thai để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nhiều bé vẫn chưa có tim thai vào tuần thứ 5 của thai kỳ mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Do một số thai nhi bước sang tuần thứ 6 mới có tim thai. 

3. Thai nhi 5 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?

Thực tế, rất khó để kết luận được thai 5 tuần tuổi đã vào tử cung hay chưa do cơ địa và thời điểm thai đậu lại ở niêm mạc tử cung là khác nhau. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chi tiết quá trình thụ thai được diễn ra như sau. 

Mỗi lần xuất tinh, có tới 250 triệu tinh trùng được phóng vào tử cung của người phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ có 1 tinh trùng duy nhất đủ sức khỏe để tìm được trứng và thụ tinh sau đó hình thành hợp tử. Đây được tính là thời điểm bắt đầu thụ thai. Quá trình thụ thai sẽ kéo dài trung bình từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên một số mẹ bầu có quá trình thụ thai lên tới 15 ngày. Đây là lý do tại sao rất khó để xác định được chính xác thời điểm rụng trứng. 

Hiện nay, các bác sĩ sẽ tính thời điểm bắt đầu thụ thai là ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Do đó nó có thể dao động sai lệch trong ngưỡng 1 đến 2 tuần. Vì vậy, nhiều mẹ bầu gặp phải trường hợp thai  5 tuần vẫn chưa vào tử cung.

3.1. Nguyên nhân khiến thai vào tử cung muộn

Ngoài việc không thể tính được chính xác ngày thụ thai ra thì thai vào tử cung muộn cũng do một vài nguyên nhân khác. Những nguyên nhân này sẽ được xác định khi mẹ bầu đi khám, do vậy không nên quá hoang mang. 

  • Ống dẫn trứng và vòi trứng của mẹ mang thai thai nhi 5 tuần tuổi bất thường: Nếu ống dẫn trứng hoặc vòi trứng của mẹ bầu có kích thước hẹp và nhỏ hoặc bị viêm nhiễm thì thời gian thai vào tử cung sẽ kéo dài lâu hơn. Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu đã từng thực hiện các phẫu thuật liên quan đến ống dẫn trứng và vòi trứng, sau đó để lại sẹo thì thai cũng vào tử cung muộn hơn so với thời gian trung bình.
  • Do cơ địa của mẹ bầu: Quá trình phát triển của con có sự khác nhau là do cơ địa của từng mẹ bầu đều có sự khác biệt. Tùy vào đặc điểm cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt hoặc chu kỳ rụng trứng của mẹ bầu mà thời điểm thai đi vào tử cung sẽ có sự khác biệt. 
  • Mang thai ngoài tử cung: Đây là một trường hợp nguy hiểm và nằm trong những nguyên nhân khiến thai không vào tử cung. Nếu vào giai đoạn thai 5 tuần tuổi, mẹ bầu siêu âm vẫn chưa thấy thai nhi cần kiểm tra vòi trứng và ống dẫn trứng. Nhiều trường hợp hợp tử đậu lại tại vòi trứng hoặc ống dẫn trứng sau đó phát triển gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Lúc này, mẹ bầu cần mau chóng đến bệnh viện để xử lý kịp thời, tránh xảy ra chảy máu ổ bụng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này và đặc biệt là tính mạng của người mẹ. 

3.2. Dấu hiệu cho thấy thai nhi đã vào tử cung

Nếu thai đã vào tử cung, cơ thể của người mẹ sẽ có sự thay đổi để thích nghi với thai nhi. Do đó sẽ hình thành một số dấu hiệu sau đây:

  • Thân nhiệt mẹ bầu tăng: Do cơ thể cần sản sinh ra nhiều máu và lưu lượng máu tăng lên để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bé nên thân nhiệt mẹ bầu sẽ tăng nhẹ lên 37,5 độ. 
  • Ra máu báo: Khi bào thai đã chính thức di chuyển đến tử cung và bám lại ở niêm mạc tử cung, vùng kín của mẹ bầu sẽ ra máu nhẹ, nó có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm đồng thời mẹ bầu sẽ hơi đau ở bụng dưới. 
  • Thường xuyên mệt mỏi: Do sự thay đổi của Hormone Estrogen, Progesterone và quá trình sản sinh hormone hCG khiến cơ thể mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ buồn nôn, ốm nghén, có sự thay đổi khẩu vị, chậm kinh và chán ăn. 

4. Cơ thể mẹ khi mang thai 5 tuần thay đổi ra sao?

Do sự thay đổi của cơ thể để thích nghi với sự phát triển của thai nhi trong tử cung nên cơ thể mẹ bầu cũng có sự thay đổi. Khi thai 5 tuần, cả tâm lý và thể chất của mẹ bầu đều bị mất cân bằng. Do đó, thai phụ sẽ gặp phải một số dấu hiệu sau đây:

  • Thường xuyên buồn nôn ( Ốm nghén ) từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Bắt đầu cảm thấy bầu ngực bị căng tức và đầu vú sẽ sẫm màu hơn. 
  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày. 
  • Một số mẹ bầu lúc này có thể bị táo bón, lúc này thai phụ cần bổ sung nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để giảm bớt tình trạng này. 
  • Tâm trạng của mẹ bầu lúc này rất nhạy cảm do vậy có thể hơi thất thường. Các trạng thái cảm xúc đôi khi bị cường điệu hóa. Với những thai phụ mang thai lần đầu có thể xen lẫn các cảm xúc vừa hồi hộp lại vừa căng thẳng lo lắng. Một phần nguyên nhân cũng là do sự thay đổi Hormone của thai phụ. 
  • Thường xuyên cảm thấy buồn ngủ do lượng đường trong máu thấp, huyết áp thấp trong khi đó lưu lượng máu lưu thông lại tăng cao. 

5. Lời khuyên dành cho mẹ bầu ở tuần thứ 5 của thai kỳ

Những tháng đầu tiên, sự phát triển của bé vẫn còn chậm, cơ thể bé vô cùng yếu ớt và nhạy cảm. Do vậy giai đoạn thai nhi 5 tuần tuổi, ngoài việc mẹ bầu cần chú ý tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và thư giãn còn cần nằm lòng một số lời khuyên sau đây: 

  • Bà bầu cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra về thể chất, cân nặng, huyết áp và sức khỏe khi biết mình có thai để có phương án chăm sóc cơ thể tốt nhất.
  • Mẹ bầu 5 tuần nên ăn gì? Giai đoạn thai 5 tuần tuổi, mẹ nên bổ sung ớt chuông, khoai lang, rau lá xanh đậm, củ dền, quả nho, quả lựu, đu đủ chín, táo, xoài chín, chuối chín, kiwi… Những loại rau củ và trái cây có chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm chua hoặc cay nóng. Các loại đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bé. Ngược lại, mẹ bầu cần uống nhiều nước, bổ sung thêm hoa quả vào chế độ ăn uống hàng ngày, uống các loại nước trái cây và nước lọc. Nhờ đó bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết cho mẹ và bé. 
  • Các thực phẩm tươi sống như: Các hồi, cá ngừ, sasimi hoặc các loại đồ ăn chế biến sẵn cũng nên ăn ở mức độ hạn chế. Do đây là các thực phẩm có chứa hàm lượng thủy cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. 
  • Tích cực bổ sung Acid Folic để giảm tối đa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi. 
  • Bổ sung sắt và vitamin cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống. 
  • Không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không được sự cho phép của bác sĩ hoặc chưa hỏi ý kiến bác sĩ. 
  • Không hút thuốc lá và tránh khu vực có khói thuốc. Không uống các đồ uống có cồn, Cafein hoặc chất kích thích. Nó có thể gây nhẹ cân, sinh non và nghiêm trọng hơn là sảy thai. 
  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các bài tập Yoga để thư giãn và giảm Stress.

Đây là giai đoạn sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và căng thẳng, đặc biệt là mang thai lần đầu.Tuy nhiên, hãy tìm đọc những thông tin chính xác để tránh bị hoang mang trong thời gian mang thai. Truy cập Colos multi để đọc thêm những bài viết về thai 5 tuần và các kiến thức hữu ích khác. 

Lưu ý: Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai 2 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu mẹ mang thai

Thai nhi 3 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ bầu cần chú ý điều gì?

Thai 4 tuần kích thước bao nhiêu? Mẹ có biểu hiện gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *