Mẹ mang thai 37 tuần gò cứng bụng có phải dấu hiệu sinh non?

Thai 37 tuần gò cứng bụng là cơn gò của tử cung hay cơn gò sinh lý? Bài viết này sẽ cung cấp thêm cho mẹ bầu thông tin về sự khác biệt của hai cơn gò để có cách ứng phó phù hợp mỗi khi các cơn gò xuất hiện. 

1. Sự khác nhau của cơn gò tử cung của thai tuần 37 và cơn gò chuyển dạ

1.1. Cơn gò tử cung

Cơn gò tử cung hay Braxton - Hicks là một hiện tượng sinh lý bình thường ở thai phụ, bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Cơn gò này diễn ra trong khoảng 30 giây, gây ra cảm giác căng tức ở vùng bụng dưới chứ không gây đau đớn. Cơn gò tử cung thường xuất hiện bất chợt, hoàn toàn không theo một chu kỳ nhất định nào trong suốt thai kỳ.

thai 37 tuần gò cứng bụng
Cơn gò tử cung thường xuất hiện khoảng 30 giây, bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ

Các chuyên gia sản khoa cho biết, cơn gò tử cung có tác dụng giúp co tử cung của mẹ có khả năng co giãn ngày một tốt hơn, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ khi em bé sắp chào đời.

1.2. Cơn gò chuyển dạ 

Cơn gò chuyển dạ là những cơn gò chỉ xuất hiện trước khi mẹ sinh bé. Lúc này, tử cung của mẹ co bóp mạnh nhằm tạo lực đủ để đẩy bé ra ngoài. Cơn gò chuyển da diễn ra với một tần suất nhất định và ngày càng dồn dập khi bé sắp chào đời. Trong mỗi giai đoạn của quá trình chuyển dạ, khoảng cách và thời gian các cơn gò sẽ có sự khác nhau rõ rệt.

Khi mang thai 37 tuần gò cứng bụng và mẹ cảm thấy vùng lưng đau âm ỉ, sau đó đau nhiều ở phần bụng dưới thì đây là cơn gò chuyển dạ. Thông thường, khoảng cách giữa các cơn gò trong quá trình chuyển dạ sẽ dần rút ngắn lại và các bà mẹ sẽ thấy ngày càng đau đớn hơn. 

bầu 37 tuần bụng căng cứng
Các cơn gò chuyển dạ báo hiệu bé sắp chào đời và những cơn gò nhằm giúp đẩy em bé ra ngoài dễ dàng hơn

Ở nhiều mẹ mang thai 37 tuần gò cứng bụng, các cơn gò xuất hiện chồng chéo nhằm tạo lực để đẩy em bé ra ngoài. Đây là dấu hiệu chuyển dạ rõ nhất ở thai phụ. Kèm theo đó, âm đạo sẽ xuất hiện thêm dịch nhầy có màu hồng và cổ tử dung dần hé mở từ 1 tới 10 phân. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thai phụ cần lưu ý rằng, nếu tần suất cơn gò chuyển dạ xuất hiện nhiều vào giai đoạn trước tuần 37 thai kỳ thì đây là dấu hiệu dọa sinh non. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp. 

Với cơn gò tử cung, nếu mẹ bầu xuất hiện triệu chứng bụng cứng hơn, tử cung căng chặt và có dấu hiệu đau âm ỉ, chuột rút, áp lực lớn ở khu vực bụng và xương chậu,.... thì mẹ nên lập tức đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám.

2. Làm cách nào để giúp mẹ mang thai 37 tuần gò cứng bụng dễ chịu

Để giảm bớt cảm giác khó chịu do cơn gò tử cung gây ra, mẹ bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau đây: 

  • Thư giãn với âm nhạc, đặc biệt là nhạc nhẹ, nhạc hòa tấu 
  • Ngồi thiền mỗi ngày 
  • Thực hiện các bài tập yoga nhẹ nhàng, phù hợp với giai đoạn thai kỳ
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây tốt cho sức khỏe 
  • Nghỉ ngơi với tư thế phù hợp 
thai 37 tuần gò cứng bụng khó thở
Tập yoga và thiền cũng giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, đỡ đau hơn khi các cơn gò xuất hiện
  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày 
  • Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm để cơ thể dễ chịu hơn
  • Khi cơn gò xuất hiện, mẹ nên uống một ly nước ấm giúp cơn đau dịu đi 
  • Hít thở chậm và đều, kết hợp thay đổi tư thế nằm mỗi khi cơ thể thấy đau 
  • Massage nhẹ cũng giúp xoa dịu cảm giác đau 
  • Tuyệt đối không se đầu ti hay xoa bụng vào những tuần gần cuối thai kỳ vì dễ dẫn đến nguy cơ sinh non 
thai nhi 37 tuan go nhieu
Để giảm bớt cảm giác đau đớn và khó chịu, mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn vào tuần 37 thai kỳ

Áp dụng các giải pháp bên trên sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt cảm giác đau khi cơn gò tử cung xuất hiện, cải thiện sức khỏe ở tuần 37 thai kỳ. Vì thế, mẹ nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để luôn vui vẻ, thoải mái và dễ chịu trong những tuần cuối của hành trình mang thai. Một số trường hợp quá đau, mẹ có thể sử dụng thuốc. Tuy nhiên mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ. 

Thai 37 tuần gò cứng bụng có thể là những cơn gò tử cung thông thường cũng có thể là cơn gò chuyển dạ. Mẹ bầu cần phân biệt rõ hai loại cơn gò này để có cách ứng phó phù hợp, vừa giúp bản thân dễ chịu hơn, vừa phán đoán được thời điểm bé yêu sắp chào đời. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với mẹ bầu, đặc biệt là các mẹ ở tuần 37 thai kỳ. 

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *