Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Mang thai 38 tuần thai nhi có những sự phát triển nào, mẹ bầu có thay đổi gì trên cơ thể? Trong bài viết sau, Colos Multi sẽ cùng mẹ bầu tìm hiểu về những thay đổi ở mẹ và bé vào tuần 38 thai kỳ, cũng như bỏ túi thêm những lưu ý quan trọng mà các mẹ cần nhớ để chuẩn bị tốt cho hành trình bé cưng chào đời sắp tới. 

1. Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào?

1.1. Phản xạ cầm nắm 

Khi thai được 38 tuần cũng là lúc bé yêu của bạn bắt đầu có những phản xạ tự nhiên ngay trong bụng mẹ. Qua siêu âm, mẹ sẽ thấy bé biết mút tay và nắm tay hết sức dễ thường. Đây là sự rèn luyện tạo là nền tảng để khi chào đời bé biết mút sữa và thỉnh thoảng nắm lấy tay mẹ. 

thai 38tuan
Tuần 38 thai kỳ, em bé đã bắt đầu có những phản xạ cầm nắm, chuẩn bị cho việc bú sữa và nắm tay mẹ khi chào đời

1.2. Mọc móng chân 

Từ tháng thứ hai của thai kỳ, thai nhi đã hình thành các ngón chân. Tuy nhiên mãi đến những tuần cuối cùng của hành trìn mang thai, móng chân của mé mới mọc và dần dài ra, gần chạm đến đầu ngón chân. Đây là một sự thay đổi đáng kể của bé trước khi cất tiếng khóc chào đời. 

1.3. Lông tơ rụng dần

Càng về những ngày cuối thai kỳ, lớp chất sáp bã nhờn bao bọc bên ngoài làn da của bé sẽ dần biến mất. Lớp lông tơ được hình thành để giữ ấm cho thai nhi dũng có dấu hiệu rụng dần nhằm chuẩn bị để bé cưng của bạn ra khỏi tử cung, hòa nhập vào thế giới bên ngoài. 

1.4. Màu mắt 

Trên thực tế, sắc tố tròng mắt thai nhi không ổn địn mà có thể biến đổi theo thời gian, nhất là sau khi bé chào đời và tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Nếu bé mới sinh có mắt sáng màu thì trong tương lai, có thể mắt bé sẽ chuyển thành tối màu. Màu mắt của bé chỉ ổn định khi bé tròn 1 tuổi. 

thai nhi 38 tuần
Dưới 1 tuổi, màu mắt của bé chưa ổn định mà có sự thay đổi từ sáng sang tối tùy điều kiện sống

1.5. Phổi phát triển

Thai nhi 38 tuần đang dần phát triển phổi một cách hoàn chỉnh. Lúc này, phổi của bé sẽ tiến hành sản xuất nhiều hơn những chất có hoạt tính bề mặt. Chất này có vai trò giữ cho túi khí trong phổi bé không bị xẹp. Mỗi khi bé hô hấp, các chất này sẽ gắn chặt với nhau hơn.

Tại phổi, các dây âm thanh cũng dần hoàn thiện, chuẩn bị một cách sẵn sàng để bé có thể khóc to khi ra khỏi bụng mẹ. 

1.6. Não và hệ thần kinh

Càng bước vào những tuần cuối thai kỳ, não và hệ thần kinh của thai nhi càng phát triển phức tạp hơn. Não của bé xuất hiện nhiều nếp nhăn và các tế bào thần kinh dần tăng thêm diện tích bề mặt. 

Lúc này, não đã hoạt động với nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể, bao gồm điều chỉnh nhịp tim, hô hấp, cử động trong bụng mẹ,... Để hệ thần kinh phát triển tốt hơn, thai nhi sẽ tiếp tục đón nhận chất béo thông qua chế độ dinh dưỡng của mẹ. Đó là lý do mà tuần 38 thai kỳ, mẹ cần ăn uống đủ chất để bé có đủ dưỡng chất giúp cho não bộ và hệ thần kinh hoàn thiện. 

1.7. Nhu động ruột 

Khi thai 38 tuần là lúc em bé trong bụng của bạn nuốt nước ối vào bụng. Đây là hỗn hợp bao gồm tế bào chết, lông măng rụng, chất sáp bã nhờn và những chất thải từ ruột, mật. Mẹ không cần quá lo lắng vì hỗn hợp này sau đó sẽ được bé bài tiết ra ngoài (gọi là phân su) khi chào đời. Phân su thường có màu xanh sẫm. 

1.8 Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg?

Ở giai đoạn thai nhi 38 tuần, bé sẽ nặng khoảng 3kg và chiều dài khoảng 49.3cm, kích cỡ bằng với một quả dưa hấu nhỏ hoặc một nhánh tỏi tây

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư

Ở giai đoạn thai nhi 38 tuần, bé sẽ nặng khoảng 3kg và chiều dài khoảng 49.3cm, kích cỡ bằng với một quả dưa hấu nhỏ hoặc một nhánh tỏi tây

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg
Giai đoạn này, bé sẽ nuốt nước ối gồm hỗn hợp nhiều chất, sau đó sẽ bài tiết thành phân su khi chào đời

2. Cơ thể thai phụ ở tuần thứ 38 thay đổi như thế nào?

Khi mẹ bầu mang thai 38 tuần cũng là lúc cơ thể có rất nhiều những thai đổi lớn. Lúc này, em bé trong bụng dần to và nặng hơn, tạo một áp lực khá lớn lên bàng quang khiến mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều hơn.  Ngoài ra, giai đoạn này mẹ sẽ cảm thấy khó thở do thai nhi lớn sẽ chèn ép lên phổi khiến bà bầu 38 tuần khó thở, có hiện tượng thở nông kéo dài

Song song đó, mẹ sẽ thấy đau lưng, mệt mỏi kèm theo các cơn chóng mặt, khó chịu xảy ra thường xuyên. Việc da bị rạn ở bụng, mông và đùi là hiện tượng khó tránh khỏi khi thai nhi ngày một lớn. Ngoài ra, thai phụ còn đối diện với tình trạng dịch âm đạo pha lẫn máu, các cơ gò tử cung, nướu răng chảy máu hoặc sưng, da nổi nhiều đốm,...

thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào
Bụng mẹ bầu sẽ to hơn nhiều vào tuần 38 thai kỳ, kèm theo rạn da, mắc tiểu nhiều hơn

Không chỉ có các dấu hiệu kể trên, cơ thể mẹ bầu còn có những thay đổi liên qua đến huyết áp, nhịp tim, hàm lượng protein trong nước tiểu, lượng đường huyết. Mẹ nên gặp bác sĩ theo lịch hẹn để kiểm tra các chỉ số này nhằm sớm phát hiện những bệnh lý thai kỳ để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

3. 4 lưu ý dành cho mẹ trong tuần thai 38 

3.1. Dành thời gian ngủ

Khi mang thai 38 tuần, mẹ bầu cần dành thời gian nhiều cho việc nghỉ ngơi. Vào ban đêm, đa số các thai phụ đều cảm thấy khó ngủ do bụng ngày càng lớn và thường xuyên nằm mơ (do áp lực tâm lý sắp lên chức mẹ). 

bầu 38 tuần khó thở
Mẹ bầu nên tranh thủ nghỉ ngơi, ngủ vào ban ngày để có đủ sức vượt cạn và chăm bé sau sinh

Vì thế, bạn có thể ngủ vào ban ngày để dưỡng sức, phục hồi năng lượng và chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ cũng như giai đoạn sau sinh sắp tới. 

3.2. Tập luyện nhẹ nhàng 

Những bài tập phù hợp sẽ giúp mẹ mang thai nhi 38 tuần thấy dễ chịu hơn vào những tuần cuối thai kỳ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các bài tập yoga, thiền và động tác squat rất tốt cho phụ nữ sắp sinh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi bộ nhẹ nhàng để cơ thể được vận động. 

Những vận động nhẹ và phù hợp giúp hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và quá trình mẹ sinh nở cũng dễ dàng hơn. Các bác sĩ cho rằng mẹ bầu chăm tập luyện sẽ vượt cạn nhẹ nhàng, đỡ đau hơn các mẹ bầu ít vận động. 

3.3. Mặc quần áo thoáng mát 

Bà bầu thường đổ mồ hôi nhiều trong quá trình mang thai vì quá trình đổi chất trong cơ thể tăng lên, hormone có nhiều biến động và lưu lượng máu đến da cũng gia tăng. 

thai nhi 38 tuần tuổi
Mẹ nên chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát vì cơ thể dễ tiết ra nhiều mồ hôi

Vì thế, bạn nên chọn trang phục rộng rãi, thoải mái và may từ chất liệu mỏng nhẹ để cơ thể luôn cảm thấy mát. Bên cạnh đó, sử dụng các loại phấn hút ẩm giúp cơ thể mẹ bầu luôn khô ráo, tránh cảm giác ngứa ngáy hay phát ban. Đừng quên uống đủ nước vì điều này tốt cho cả mẹ và bé. 

3.4. Theo dõi các biến chứng thai kỳ muộn 

Mang thai 38 tuần cũng là lúc mẹ bầu chuẩn bị bước vào thời điểm cuối cũng của thai kỳ. Tuy nhiên không vì thế mà các biến chứng thai kỳ không xuất hiện. Bạn có thể thấy mắt cá chân và bàn chân sưng phù, đau nhẹ trong giai đoạn này. 

Thế nhưng hiện tượng sưng phù này lan đến mặt, tay, quanh mắt hoặc cơ thể tăng cân quá nhanh là lúc bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra ngay. Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của hiện tượng tiền sản giật nguy hiểm. Việc đến bệnh viện để được chẩn đoán là điều quan trọng mà mẹ bầu cần phải làm.

Thai 38 tuần là một giai đoạn quan trọng trong thai kỳ vì em bé trong bụng có nhiều phát triển mạnh mẽ, đồng thời cơ thể mẹ cũng có những thay đổi rõ rệt nhằm chuẩn bị cho hành trình bé chào đời những ngày sắp tới. Để có những ngày cuối thai kỳ thoải mái, mẹ nên chú ý nghỉ ngơi và theo dõi sức khỏe thường xuyên theo lời khuyên của các chuyên gia. 

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Thai 39 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu chuyển dạ

Thai nhi 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh? Lời khuyên dành cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *