Mẹ bầu thai 10 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?

Thai 10 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?” là câu hỏi được nhiều thai phụ quan tâm. Có thể thấy, đau bụng là một biểu hiện rõ rệt nhất trong giai đoạn mang thai của phụ nữ. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bất thường trong cơ thể làm ảnh hưởng đến tình trạng thai nhi. Vậy, nguyên nhân của việc xuất hiện những cơn đau bụng lâm râm vào tuần mang thai thứ 10 là gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Colos Multi tìm câu trả lời nhé!

Thai 10 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?
Thai 10 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?

1. Thai 10 tuần đau bụng lâm râm có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu sẽ có những sự thay đổi nhất định. Sự thay đổi này khiến tình trạng đau lưng, đau lâm râm vùng bụng dưới thường xuyên xảy ra, nhất là giai đoạn mang thai 10 tuần tuổi. Theo thống kê, có hơn 90% phụ nữ sẽ gặp phải những tình trạng này trong suốt quá trình thai kỳ.

Vào giai đoạn đầu mang thai, vì phôi thai bắt đầu làm tổ ở tử cung nên sẽ xảy ra hiện tượng đau bụng. Chỉ từ 2 đến 3 ngày sau, cảm giác khó chịu vùng bụng sẽ giảm dần. Cho đến khi thai được 10 tuần tuổi, những cơn đau bụng lâm râm có thể xuất phát từ việc căng cơ, căng dây chằng trong quá trình nâng đỡ tử cung. Đặc biệt, cảm giác đau rõ rệt nhất diễn ra khi bạn ngồi xổm, táo bón, ho, đầy hơi,...

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Yến

Tuy nhiên, việc thai 10 tuần đau bụng lâm râm đa số đều là những thay đổi sinh học bình thường. Một số ít trong đó, khoảng 3%, báo hiệu các bệnh lý mãn tính mà mẹ bầu có thể mắc phải. 

Không nên xem nhẹ những cơn đau bụng lâm râm khi mang thai 10 tuần
Không nên xem nhẹ những cơn đau bụng lâm râm khi mang thai 10 tuần

Tuy vậy, mẹ bầu đừng xem nhẹ những cơn đau bụng này mà hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện thêm những triệu chứng sau:

  • Âm đạo bị chảy máu hoặc tiết ra dịch nhầy tựa bã cà phê.
  • Thường xuyên buồn nôn, đi ngoài.
  • Đau bụng từng cơn với cường độ tăng dần.
  • Cơ thể thai phụ trở nên mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu.

Đây là những dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề, nghiêm trọng nhất là sảy thai, mang thai ngoài tử cung. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể mắc phải những bệnh lý khác như viêm ruột thừa, u xơ tử cung, sỏi thận,... Vì thế khi phát hiện sớm những triệu chứng trên, hãy đến thăm khám tại chuyên khoa Sản để được đội ngũ y bác sĩ tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

2. Một số lưu ý giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh

Trong giai đoạn mang thai 10 tuần tuổi, vì em bé trong bụng vẫn còn khá nhỏ nên mẹ bầu cần phải chú trọng vào quá trình sinh hoạt hằng ngày. Điều này sẽ đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, thai phụ cũng sẵn sàng cho những giai đoạn tiếp theo.

Theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên để biết tình trạng của bé
Theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên để biết tình trạng của bé

Một số lưu ý mà mẹ bầu cần quan tâm để có thai kỳ khỏe mạnh là:

  • Tránh khiêng vác những vật có trọng lượng nặng, khi di chuyển cần tránh leo trèo, khi sử dụng cầu thang cần bám chắc vào thành để cơ thể được cân bằng và kịp xử lý khi bị trơn trượt.
  • Mẹ bầu không nên đứng quá lâu một chỗ hay đột ngột ngồi xuống. Thay vào đó, hãy đi lại một cách nhẹ nhàng, vận động từ tốn để đảm bảo an toàn cho thai nhi và tránh hiện tượng thai 10 tuần đau bụng lâm râm
  • Việc ngồi chéo chân hay sập gối sẽ khiến máu trong cơ thể không lưu thông được xuống chân, thậm chí dẫn đến việc suy giãn tĩnh mạch mà không một phụ nữ mang thai nào mong muốn mắc phải. Vì thế, hãy nhanh chóng từ bỏ thói quen này trong suốt quá trình mang thai.
  • Nên vận động nhẹ nhàng thay vì tham gia những trò chơi có tính cảm giác mạnh: Vận động nhẹ sẽ giúp bé được an toàn, đồng thời mẹ bầu cũng hạn chế việc mất sức,  mệt mỏi. Phương pháp đúng sẽ là dành thời gian mỗi ngày từ 15 - 20 phút để đi bộ hoặc tham gia vào những lớp học Yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai. 
  • Dùng thuốc khi có sự cho phép và hướng dẫn của bác sĩ: Sức khỏe của người mẹ trong giai đoạn mang thai là vô cùng quan trọng. Vì thế, khi gặp phải những tình trạng về sức khỏe như thai 10 tuần đau bụng lâm râm, đau đầu, cảm cúm, mẹ bầu cần tuyệt đối không được tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bởi lẽ, một số thuốc chống chỉ định dùng cho phụ nữ có thai và có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Hạn chế đến những nơi đông người: Ở giai đoạn thai 10 tuần, sức đề kháng của mẹ khá yếu, đặc biệt là khi những cơn đau bụng lâm râm thường xuyên xảy ra khiến cơ thể mẹ trở nên mất súc. Hạn chế đến những nơi đông người là việc nên làm ngay lúc này, đây cũng là cách để phòng tránh những căn bệnh lây nhiễm không an toàn cho mẹ và bé.  
  • Kiêng gần gũi vợ chồng: Đối với những thai phụ đã từng có tiền sử dọa sảy, đề kháng yếu, lưu thai,... thì không nên quan hệ trong giai đoạn này này nếu không muốn tăng nguy cơ sảy thai.
  • Bổ sung thêm sữa bầu: Sữa bầu là loại thực phẩm bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho mẹ bầu. Ngoài sữa bột truyền thống, mẹ cũng có thể cân nhắc làm đa dạng khẩu phần ăn bằng cách sử dụng sữa hạt điều, sữa chua hay các loại sữa hạt,... 
  • Hạn chế make - up (Làm đẹp): Trong những món mỹ phẩm có chứa những thành phần không an toàn đối với bé nếu sử dụng quá mức. Vì thế, mẹ bầu hãy chọn mua những sản phẩm lành tính cho da hoặc đơn giản là son môi. Những hoạt động khác như sơn móng tay, nhuộm tóc, tẩy trắng răng, xông hơi,... tuyệt đối không nên thực hiện. 
Bổ sung sữa bầu sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé
Bổ sung sữa bầu sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé 

Trên đây là những chia sẻ về biểu hiện thai 10 tuần đau bụng lâm râm mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Đây chỉ mới là khởi đầu của thời kỳ mang thai đầy thiêng liêng và trách nhiệm, vì thế mẹ bầu hãy luôn theo sát tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé qua những bài viết của Colos Multi nhé!

Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *