Thai nhi 8 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Ở  giai đoạn thai 8 tuần, bé đã hình thành tim thai và bắt đầu có những chuyển động nhẹ nhàng trong bào thai của mẹ. Chiều dài của bé đã chạm mốc 2,5cm và tương đương với 1 quả nho. Ở giai đoạn thai 8 tuần, bé còn có những dấu mốc phát triển như thế nào và cơ thể mẹ thay đổi ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

1. Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi?

Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu? Kích thước trung bình của thai nhi 8 tuần tuổi khoảng 2,5cm, kích thước này tương đương với 1 quả nho và có cân nặng chỉ khoảng vài Gram. Khác với thời điểm thai 6 tuần, ở thời điểm này, mẹ bầu đã nghe được tim thai của bé rõ ràng hơn khi siêu âm. Các lớp trong bào thai bắt đầu phân rã và phát triển thành từng bộ phận và cơ quan bên trong và bên ngoài cơ thể thai nhi.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương

Do tim lúc này đã dần phát triển hoàn thiện nên tim thai được chia thành 4 ngăn và bắt đầu chức năng đẩy máu đi khắp cơ thể. Nhịp tim thai 8 tuần thường đập từ 150 - 170 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ. Tuy nhiên, nếu thai 8 tuần tuổi vẫn chưa có tim thai sẽ là một dấu hiệu nguy hiểm mẹ bầu cần thăm khám và xử lý kịp thời, tránh trường hợp thai chết lưu hoặc thai ngoài dạ con ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

thai 8 tuần
Thai nhi 8 tuần tuổi có độ dài khoảng 2,5cm

Ở tuần thứ 7, bào thai xuất hiện một đoạn mô nhỏ được gọi là cái “đuôi bào thai” thì sang tuần 8, phần “đuôi” này đã hoàn toàn biến mất để phát triển thành các bộ phận cụ thể trên cơ thể thai nhi. Sau khi tim thai phát triển hoàn thiện, não bộ sẽ là cơ quan tiếp theo thai nhi sẽ phát triển trong giai đoạn này. Cơ quan sinh dục của một số thai nhi lúc này đã xuất hiện nhưng chưa đủ căn cứ để xác định được giới tính của bé. 

Khuôn mặt của bé đã hình thành các đường nét rõ ràng hơn, có thể nhìn thấy rõ mũi của bé. Đồng thời, các cơ hàm, răng, mắt và tai cũng sẽ hoàn thiện trong tháng tới của thai kỳ. Cho đến tuần thai thứ 27, thai nhi mới có thể mở mắt. Các sụn gốc trong cơ thể bé đã dần thế chỗ bằng các tế bào xương, nó sẽ phát triển nhanh ở các khu vực, chân, tay đến các ngón tay.

Trước khi hình thành hệ tim mạch, hệ thống tuần hoàn của bé đã được hoàn thiện, các mạch máu sẽ lộ rõ dưới làn da trong suốt của bé. Do lúc này chưa hình thành mỡ dưới da nên có thể thấy rõ từng mạch máu chạy trên cơ thể bé. Nhau thai khi thai 8 tuần tuổi sẽ đảm nhiệm vai trò sản sinh nội tiết tố. 

2. Những thay đổi ở mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 8

Ở tuần thai thứ 8, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện một số biểu hiện sau đây để thích nghi với sự phát triển từng ngày của bé trong cơ thể. 

  • Ốm nghén kéo dài: Đa phần phụ nữ khi mang thai đều gặp phải những triệu chứng rõ ràng của việc ốm nghén. Mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn trong ngày. Do vậy, cảm giác thèm ăn giảm dần và ốm nghén đi kèm với tình trạng đau đầu, chóng mặt tuy nhiên, nó sẽ kết thúc sớm vào tuần thai thứ 12. 
  • Một mỏi: Cơ thể mẹ bầu lúc này luôn ở trạng thái mệt mỏi do cơ thể đang sản sinh lượng lớn nội tiết tố để đáp ứng cho tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Đồng thời, cơ thể mẹ lúc này cần gấp đôi năng lượng so với thời điểm chưa mang thai để đáp ứng đủ cho cả bé và mẹ. Do vậy, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn và duy trì cường độ ăn uống ổn định. 
thai nhi 8 tuần tuổi
Mẹ bầu xuất hiện triệu chứng ốm nghén kéo dài
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Do nội tiết tố tăng đột biến trong những tháng đầu mang thai nên quá trình tiết dịch âm đạo cũng xảy ra nhiều hơn. Dịch âm đạo có vai trò ngăn cản sự tác động của vi khuẩn đến đường sinh và là một biểu hiện rất an toàn. Do vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng khi dịch âm đạo tiết nhiều hơn. 
  • Đầy hơi và khó tiêu: Mẹ bầu không chỉ phải chịu những biểu hiện của cơn ốm nghén mà còn luôn cảm thấy đầy hơi và tức bụng. Đường tiêu hóa của mẹ khi mang thai tuần thứ 8 thường bị giảm tốc độ tiêu hóa và  từ đó dẫn đến táo bón và khó tiêu. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ sớm kết thúc nếu mẹ duy trì uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và chất xơ. 

3. Lời khuyên dành cho thai phụ trong tuần thứ 8 của thai kỳ

Ở tháng thứ 2 của thai kỳ, bé vẫn có kích thước rất nhỏ và vô cùng nhạy cảm bởi tác động từ cơ thể mẹ. Do vậy, lúc này mẹ bầu cần chú ý những vấn đề sau đây để duy trì thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi. 

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết

Nhóm dưỡng chất cần thiết nhất mẹ bầu cần ưu tiên bổ sung trong giai đoạn này là : Sắt, kẽm Magie, Canxi và DHA,...Do vậy, mẹ mang thai tuần thứ 8 nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại rau xanh. Bên cạnh đó là nhóm các loại hạt dinh dưỡng chứa nhiều DHA và chất béo tốt cho sự phát triển của bé ở những tháng đầu như: Hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó,... Đồng thời, khi khám thai ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được các chất cơ thể đang còn thiếu. Từ đó mẹ bầu có khẩu phần ăn phù hợp, không gây tăng cân quá nhiều mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé. 

thai 8 tuần tuổi
Mẹ bầu mang thai tuần 8 cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Không vận động mạnh

Không nên vận động mạnh hoặc đi bộ quá nhiều trong ngày. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi và dưỡng thai trong giai đoạn này. Đặc biệt mẹ mang thai tuần thứ 8 không nên bê vác các vật nặng do giai đoạn này hệ thống xương khớp của mẹ không tốt. 

Tâm lý thoải mái

Việc mang thai khiến mẹ bầu không thể tránh khỏi sự mệt mỏi do các triệu chứng mang lại. Không chỉ vậy, thời điểm thai 8 tuần, tâm lý mẹ bầu thường thất thường do nội tiết tố trong cơ thể không ổn định. Do vậy, mẹ bầu nên duy trì chế độ nghỉ ngơi điều độ, thực hiện các bài tập Yoga bà bầu nhẹ nhàng mỗi ngày, đọc các tựa sách yêu thích. Từ đó đảm bảo được tâm lý ổn định trong suốt thai kỳ. 

Thăm khám thai định kỳ

Thăm khám thai định kỳ là cách tốt nhất để theo dõi sức khỏe của bé và mẹ bầu trong từng giai đoạn. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án xử lý kịp thời trong trường hợp phát hiện các hiện tượng lạ xảy ra ở mẹ bầu hoặc thai nhi. 

thai 8 tuần kích thước bao nhiêu
Cần khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Một số các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ như: Ra máu trong thai kỳ hoặc ngộ độc thai nghén,.. Mẹ bầu cần đến thăm khám để xác định mức độ nghiêm trọng. 

Trên đây là những thông tin về sự phát triển của thai nhi cũng như cơ thể của mẹ bầu khi thai 8 tuần. Tìm hiểu thêm các bài viết cùng chủ đề tại website của chúng tôi

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai 6 tuần tuổi: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ

Thai nhi 7 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Thai 9 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và các thay đổi của mẹ

Thai 10 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *