Thai nhi 7 tuần phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Giai đoạn thai nhi bước sang tuần thứ 7 trong thời gian thời kỳ cũng là một dấu mốc quan trọng mà mẹ cần chú ý. Các mẹ bầu nên quan tâm sức khoẻ trong mọi hoạt động hàng ngày cũng như trong chế độ ăn uống, sinh hoạt để bé có thể phát triển trọn vẹn trong thời gian này. 

Thai 7 tuần là khoảng thời gian bé có sự phát triển rõ rệt nhất với sự phát triển của bàn tay, bàn chân và các cơ quan, các tế bào có sự hình thành nhanh chóng.

thai 7 tuần
Thai nhi lúc này giống như một quả việt quất 

1. Sự phát triển của thai nhi 7 tuần tuổi

Với những mẹ bầu bước sang tuần thứ 7 trong thời kỳ mang thai, lúc này mẹ đã quen dần với sự hiện diện của em bé trong bụng và bắt đầu cảm nhận bụng to lên bởi thai nhi. Điều đó là bởi vì thai nhi 7 tuần đang có sự hình thành và phát triển của tứ chi từ phần cẳng tay và cẳng chân đã hình thành trước đó. Bàn tay, bàn chân cũng như ngón tay và ngón chân hình thành, có lớp màng bên ngoài. Phần xương đuôi hay là phần mở rộng của xương cụt cũng dần co ngắn lại và sẽ biến mất chỉ trong thời gian ngắn tới.

Thêm vào đó, các tế bào thần kinh cũng đang trong quá trình phân nhánh và lại kết nối với nhau tạo thành hệ thần kinh sơ khai của thai nhi. Các cơ quan nội tạng cũng phát triển hơn so với tuần thai thứ 6, thai nhi khi siêu âm cũng đã có mí mắt, ống thở kéo dài từ phần họng đến các phần nhánh của phổi cũng có thể thấy rõ rệt. Các mẹ bầu khi siêu âm cũng có thể thấy một số đường nét, đặc điểm của mắt, mũi, miệng, tai trên khuôn mặt của bé.

thai nhi 7 tuần
Vị trí thai nhi nằm ở tuần thứ 7

Ở thời điểm này, thai nhi dường như đang nỗ lực để thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung của mẹ. Phần dây rốn có tác dụng liên kết mẹ và bé cũng hình thành. Đây cũng giống như là “ống thở” giúp cho bé được cung cấp oxy, các chất dinh dưỡng và xử lý chất thải của thai nhi.

Theo thông thường, chiều dài đầu mông thai 7 tuần (viết tắt là CRL) sẽ rơi vào khoảng 9 - 15mm và nặng khoảng 0,5 - 2g. Ngoài ra đường kính túi thai (viết tắ là GSD) sẽ trong khoảng từ 3 - 6mm. Đây là các chỉ số khi siêu âm mẹ sẽ biết chính xác của thai nhi, từ đó có thể nhận được những lời khuyên phù hợp để mẹ khoẻ mạnh, bé phát triển toàn diện.

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

2. Mẹ bầu có những thay đổi gì khi mang thai tuần thứ 7

Khi thai nhi 7 tuần, bé dần phát triển và bụng mẹ có sự to lên thấy rõ, cơ thể của phụ nữ mang thai cũng có những thay đổi rõ rệt. Cơ thể bắt đầu có sự sản sinh các hormone làm mẹ bầu có các triệu chứng như: ngực có phần lớn lên để chuẩn bị thời gian cho con bú, hiện tượng chóng mặt nhẹ, có thể có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi. Sự tăng đột ngột của progesterone là nguyên nhân làm mẹ bầu trở nên uể oải, bộ máy tiêu hoá cũng có phần trì trệ hơn.

Chị em phụ nữ khi mang thai ở tuần thứ 7 cũng sẽ có cảm giác như bị hội chứng tiền kinh nguyệt do thường xuyên có sự thay đổi về tâm lý và cảm xúc như: có lúc thấy vui vẻ, phấn chấn, lúc lại lo âu về mọi thứ trong cuộc sống…

chiều dài đầu mông thai 7 tuần
Cơ thể mẹ thay đổi khi mang thai

Đa số các mẹ bầu khi mang thai sẽ đều xuất hiện tình trạng rạn da, có thể là rạn trắng hoặc rạn nâu tại các vị trí như: bụng, chân, bắp chân, bắp tay… do cơ thể tăng cân và tích nước trong thời kỳ mang bầu.

Vào giai đoạn thai 7 tuần, hiện tượng sinh lý tự nhiên khi mẹ có một nút nhầy đóng lấy cổ tử cung, giúp ngăn cản những mầm bệnh, vi khuẩn đi vào tử cung làm hại đến cơ thể mẹ và sức khoẻ của thai nhi. Nhưng nút nhầy này sẽ biến mất vào những tuần cuối thai kỳ trước khi mẹ chuyển dạ sắp sinh. 

Phần tử cung của chị em mang bầu cũng sẽ tăng kích thước, mẹ bầu sẽ cảm thấy thèm ăn vặt hơn hoặc có thể có tình trạng ốm nghén. Mẹ bầu cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn so với bình thường do khối lượng máu ngày càng tăng cộng với lượng lớn chất lỏng được lọc qua thận gây ra điều này. Lượng máu trong cơ thể mẹ bầu ở giai đoạn thai nhi 7 tuần cũng có thể lên đến hơn 10% so với bình thường.

3. Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 7 tuần tuổi phát triển tốt

Trong thời điểm thai 7 tuần này, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến chế độ sinh hoạt và ăn uống để có đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, các hoạt động vận động giúp lưu thông máu, cải thiện hệ xương khớp dẻo dai, cơ thể khoẻ mạnh cũng là điều cần thiết trong thời gian mang bầu. Cụ thể một số lười khuyên mà bà bầu có thể áp dụng hàng ngày đó là:

3.1. Chế độ ăn của bà bầu 

mang thai tuan thu 7 nen an gi
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Trong thời gian mang bầu, đặc biệt ở gian đoạn tuần thai thứ 7, đây là giai đoạn sự phát triển của thai nhi rõ rệt và nhanh chóng. Do đó mà mẹ bầu đừng sợ khi ăn nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt đừng sợ tăng cân khi mang bầu. Theo khuyến nghị từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mẹ bầu khi mang thai cần bổ sung thêm khoảng 200 -400 calo mỗi ngày so với khi chưa mang bầu. Đặc biệt ở những tuần thai quan trọng như tuần thứ 7, “Mang thai tuần thứ 7 nên ăn gì?” luôn được chị em phụ nữ quan tâm. Một số những sản phẩm mẹ mang thai nhi 7 tuần nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày đó là:

  • Cần ăn đủ 5 nhóm chất cần thiết: tinh bột, chất đạm, chất xơ từ hoa quả, rau củ và các sản phẩm từ sữa.
  • Ngoài ra mẹ bầu còn cần bổ sung các chất béo tốt: quả bơ, dầu oliu… để cung cấp năng lượng, có chứa các chất oxy hoá có lợi cho sức khoẻ mẹ và bé.
  • Đặc biệt mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng với các vitamin, khoáng chất nhưu sắt, kẽm, magie, photpho… để bé có thể phát triển toàn diện và khoẻ mạnh.

3.2. Đi bộ để máu được lưu thông

 thai 7 tuần kích thước bao nhiêu
Đi bộ khi mang thai giai đoạn đầu rất tốt

Giai đoạn mới mang bầu là thời điểm nhạy cảm, mẹ bầu sẽ có những thay đổi trong tâm sinh lý do có thay đổi hormone và các hoạt động sống thường ngày bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của em bé. Mẹ bầu có thể xuất hiện triệu chứng ốm nghén, mỏi người,... thì đi bộ nhẹ nhàng là một cách để thư giãn trong thời kỳ mang thai.

Mẹ mang thai nhi 7 tuần có thể đi bộ từ 10 - 20 phút mỗi ngày, dần dần có thể tăng thời gian lên khoảng 30 -40 phút đi bộ mỗi ngày. Việc đi bộ sẽ giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn, giúp mẹ bầu ăn uống ngon miệng, ngủ ngon, máu lưu thông tốt giúp mẹ bầu không bị tê mỏi chân tay hay chuột rút trong thời gian mang bầu.

3.3. Đối phó với những cơn ốm nghén 

Thời gian đầu thai kỳ sẽ luôn là khoảng mẹ bầu cảm thấy có nhiều sự thay đổi nhất, đặc biệt là các cơn ốm nghén có thể làm mẹ bầu trở nên mệt mỏi, ăn không ngon, mất ngủ, thay đổi hoàn toàn chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Để vượt qua những cơn buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi của ốm nghén, bên cạnh những loại thuốc đặc trị bác sĩ kê, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau để tình trạng này thuyên giảm:

  • Sử dụng các loại thảo dược giúp cơ thể cảm thấy thư giãn , dễ chịu hơn như: tinh dầu xả, chanh, nước gừng tươi…
  • Ngoài ra có thể bổ sung thêm nước, các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và dễ ăn như hoa quả, các loại hạt…
  • Mẹ bầu nên có chế độ nghỉ dưỡng hoàn toàn, tránh làm việc nhiều, việc nặng. Đặc biệt tránh tình trạng căng thẳng, lo lắng vì lao động, cuộc sống.
  • Chị em phụ nữ mang bầu có thể dành thời gian đi xông hơi, massage, xoa bóp cơ thể giúp thư giãn, nhẹ nhõm mang đến những giấc ngủ sâu, cải thiện hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả hơn.
thai 7 tuần tuổi
Những cơn ốm nghén có thể xuất hiện vào tuần thia kỳ thứ 7

3.4. Tránh xa khói thuốc và chất kích thích 

Một trong những thực phẩm mẹ bầu nên tránh khi mang thai đó là cà phê, thuốc lá, các chất kích thích… Bởi trong khói thuốc và chát kích thích có chất gây nghiện, khi mẹ bầu sử dụng có thể làm sẩy thai, thai nhi phát triển không toàn diện dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Ngoài ra mùi khói thuốc và chất kích thích cũng làm mẹ bầu mệt mỏi, tinh thần uể oải, thậm chí có thể mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ mẹ và em bé.

thai nhi 7 tuần tuổi
Mẹ bầu nên tránh xa các đồ uống có cồn và chất kích thích

3.5. Bổ sung sắt cho cơ thể 

bầu 7 tuần
Tăng cường bổ sung sắt để đáp ứng nhu cầu tăng thể tích cho thai nhi, rau thai và tăng khối lượng máu cho mẹ bầu

Khi mang bầu, cơ thể mẹ sẽ dẫn dễ gặp tình trạng thiếu sắt do bà bầu thường bị nghén, dẫn đến tình trạng chán ăn, thể chất và khẩu vị thay đổi, các hormone cũng biến đổi trong thời gian mang thai. Mẹ bầu được khueyens cáo nên bổ sung viên sắt có chứa 60 mg sắt sulfat kết hợp với 0,4mg acid folic trong thời gian mang bầu.

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất về thời gian thai 7 tuần. Cùng với đó là những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu, mong rằng các mẹ sẽ có thời kỳ mang thai suôn sẻ và em bé phát triển thông minh, khoẻ mạnh khi chào đời.

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai 6 tuần tuổi: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ

Thai nhi 8 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thai 9 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và các thay đổi của mẹ

Thai 10 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *