Thai 6 tuần tuổi: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ

Khi đã bước sang giai đoạn thai 6 tuần, mẹ bầu sẽ cảm thấy có những thay đổi bên trong cơ thể khi có sự xuất hiện của sinh linh bé nhỏ. Đây cũng được coi là một dấu mốc quan trọng, là lần đầu tiên mẹ có thể đi siêu âm để biết được sự phát triển của bé và được nhận những lời khuyên để giúp mẹ và bé cùng khoẻ mạnh suốt thời gian thai kỳ.

thai 6 tuần
Hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi giúp xác định vị trí phôi thai

1. Thai nhi 6 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bước vào tuần thai kỳ thứ 6, em bé đã có sự phát triển về các bộ phận trên cơ thể. Các mẹ bầu có lẽ rất tò mò không biết hình ảnh thai 6 tuần sẽ như thế nào đúng không? Bài viết sẽ bật nmí ngay để giúp mẹ bầu không còn phải tò mò nữa nhé!

Thai 6 tuần kích thước bao nhiêu? Đầu tiên là về kích thước, chỉ số chiều dài đầu mông thai 6 tuần (viết tắt là CRL) là khoảng 4 - 7 mm và đường kính túi thai (viết tắt là GSD) là khoảng từ 14 -25 mm. So với ở tuần thai kỳ thứ 5, cơ thể thai nhi đã có sự phát triển vượt trội về trọng lượng. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Mai Hương
6 tuần chưa có tim thai
Hình ảnh thai nhi trong bụng mẹ tuần thứ 6

Khi mẹ bầu mang thai 6 tuần đi siêu âm, sẽ có thể thấy được chút dáng vẻ của thai nhi. Đặc biệt là hình ảnh chiếc đầu và trán rất to, thân mình của thai nhi bé xíu với đường nét khuôn mặt dần rõ rệt. Thai nhi bắt đầu hình thành chóp mũi, mắt bắt đầu tách dần về phía thái dương, lỗ mũi cũng dần hình thành rõ hơn. Có thể bàn tay và bàn chân của bé đã nhô ra từ phần cẳng tay và cẳng chân, có lớp màng bên ngoài giống như mái chèo.

Đây là thời điểm các van tim cũng hình thành, đường dẫn không khí cũng xuất hiện từ cổ họng xuống đến phổi. Hệ thần kinh và não bộ cũng có sự phát triển, các cơ quan như gan, tuỷ xương, ruột… cũng hình thành và phát triển. Một phần đoạn ruột của em bé sẽ hình thành dây rốn để có thể lấy dưỡng chất, oxy từ mẹ và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể bé.

Về những chuyển động ở tuần thai kỳ thứ 6, em bé có thể chuyển động nhẹ nhưng nó rất nhỏ, có thể mẹ chưa cảm nhận được. Em bé vẫn nằm như hình chữ C, di chuyển một cách nhẹ nhàng trong tử cung bạn. Ngoài ra, thai nhi có thể gập cánh tay bé xíu của mình ở phần khuỷu tay và phần cổ tay.

2. Mẹ mang thai 6 tuần chưa có tim thai?

Về nhịp tim ở tuần thai thứ 6, em bé sẽ đạt tốc độ khoảng 120 -160 lần/phút, gần như gấp đôi so với nhịp tim của người bình thường tuy nhiên điều này không có gì đáng lo lắng mà chỉ là do tự nhiên. Ở một số trường hợp do tính lệch tuổi thai hoặc do yếu tố gen di truyền mà  thai nhi sang tuần thai thứ 8, thâm chí là tuần thứ 10 mới có tim thai.

Tuy nhiên nếu tính đúng tuổi thai nhi, đến tuần thứ 8 siêu âm vẫn chưa có tim thai thì khả năng mẹ đã bị sẩy thai, thai chết lưu cần có những lời khuyên kịp thời từ bác sĩ. Mẹ có thể xét nghiệm máu tại bệnh viện để biết tình trạng của thai nhi. Ngoài ra, nếu nhịp tim của các bé dưới 120 lần/phút hoặc trên 160 lần/phút thì khả năng em bé đang bị thiếu oxy, điều mẹ bầu cần là đến cơ sở y tế để có phương án bổ sung oxy kịp thời cho em bé.

thai 6 tuần kích thước bao nhiêu
Vị trí của bé ở cổ tử cung mẹ tuần thai thứ 6

Ngoài ra, các mẹ mang thai nhi 6 tuần khi siêu âm không thấy tim thai, hoặc tim thai đập yếu còn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Nhau thai đang có sự bất thường
  • Thai nhi có dị tật bẩm sinh khi nằm trong bụng mẹ
  • Tình trạng lưu thông máu đến tử cung kém, thai nhi thiếu oxy nên mạch đập yếu hơn so với bình thường
  • Mẹ bầu mắc phải tình trạng huyết áp thấp trong quá trình mang bầu
  • Thai nhi có nguy cơ bị chết lưu, sẩy thai…
  • Mẹ bầu đã từng có tiền sử gặp khó khăn trong việc duy trì thai nhi những lần mang bầu trước đó
hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi
Hình ảnh siêu âm thai 6 tuần tuổi

3. Sự thay đổi trong cơ thể của mẹ bầu ở tuần thứ 6 thai kỳ

Vào tuần thai kỳ thứ 6, cơ thể mẹ đặc biệt có những sự thay đổi rõ rêt. Các mẹ mang bầu nên thực sự hiểu rõ cơ thể mình để có thể chăm sóc bản thân tốt hơn, từ đó có thể giúp em bé khoẻ mạnh, phát triển đều trong thời gian đầu thai kỳ này.

3.1. Mẹ có biểu hiện của các cơn ốm nghén

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu dù ít hay nhiều cũng sẽ bị làm phiền bởi những cơn ốm nghén đến bất chợt. Điều đáng buồn là sự xuất hiện của chúng khá thường xuyên, có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động, tâm trạng của mẹ bầu. Điển hình của những cơn nghén đó là chị em phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy buồn nôn, uể oải suốt cả ngày dài.

Với những thai phụ nhạy cảm với đồ ăn, chỉ cần ngửi thấy mùi đồ ăn là cơ thể đã nôn nao, muốn ói. Chính điều đó làm mẹ bầu không thể ăn uống bình thường, cơ thể sẽ có phần suy nhược, cả bé cũng thiếu dinh dưỡng dẫn đến việc cần phải tác động như: truyền nước, truyền đạm, ăn cháo… Có những mẹ bầu ốm nghén nặng có thể phải nhập viện để được thăm khám thường xuyên và được bồi bổ bằng cách truyền, uống thuốc giúp duy trì sức khoẻ cho mẹ và sự phát triển của thai nhi.

chiều dài đầu mông thai 6 tuần
Mẹ bầu sẽ cảm thấy chán ăn, buồn nôn thường xuyên hơn

3.2. Cảm xúc và tâm sinh lý thay đổi

Khi bước vào thời gian thai nhi 6 tuần, các hormone và nội tiết tố của mẹ bầu sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến tâm trạng và cảm xúc của các mẹ khi mang bầu cũng thay đổi. Một số những cảm xúc mà mẹ bầu có thể trải qua như: cảm thấy buồn chán, dễ nản, có cảm giác căng thẳng, lo âu… Tuy nhiên đây chỉ là do thay đổi hormone trong cơ thể những ngày mang bầu, các chị em phụ nữ mang thai không cần quá lo lắng về sự thay đổi này.

Một trong những cách các mẹ mang thai có thể áp dụng để cải thiện tình trạng này đó là thay đổi môi trường như là: đi picnic, thư giãn bằng các hoạt động mới mẻ như xông hơi, mát xa, bấm huyệt… Thêm vào đó, mẹ bầu có thể rủ bạn bè và người thân đi xem phim, tham quan một triển lãm hay bảo tàng để đầu óc nhẹ nhõm, có sự thay đổi về tâm sinh lý theo những cách khác nhau.

thai nhi 6 tuần tuổi phát triển như thế nà
Mẹ bầu có sự thay đổi về tâm sinh lý khi mang bầu

3.3. Xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua và khó tiêu

Mẹ bầu bị đầy bụng khi mang thai nhi 6 tuần cũng sẽ khiến tâm trạng khó chịu, các hoạt động trở nên mệt mỏi và khó khăn hơn. Lý do các mẹ khi mang bầu lại thường bị đầy hơi, khó tiêu là bởi:

  • Mẹ mang thai ăn các thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêi như: đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ rán ăn vặt… Ngoài ra chính các sản phẩm từ sữa và đồ uống nhiều đường cũng làm chị em phụ nữ mang thai thấy đầy hơi, khó tiêu trong thời gian đầu thai kỳ.
  • Do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể: Nội tiết tố progesterone là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đầy bụng ở mẹ bầu. Việc được tiết ra quá mức có thể làm giãn cơ, đặc biệt các cơ của ruột bị giãn ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tiêu hoá thức ăn. Chính bởi điều đó, thức ăn không được tiêu thụ như bình thường sẽ gây ra hiện tượng dồn đọng, dần sẽ gây đầy hơi, khó tiêu trong quá trình mang thai.
  • Do tình trạng tiểu đường thai kỳ: Khi mang thai 6 tuần, lượng đường trong máu của phụ nữ thường không ổn định, sẽ tăng vượt mức bình thường từ đó đẫn dến chứng đái tháo đường thai kỳ. Tình trạng sức khoẻ này sẽ làm các bữa ăn trở nên mất ngon, mẹ bầu có cảm giác sợ ăn.
  • Hiện tượng tăng cân khi mang bầu: Nhiều mẹ bầu sẽ có tâm lý “ăn cho hai người” nên sẽ thường ăn nhiều hơn, tiêu thụ lường đồ ăn nhiều hơn so với bình thường. Do đó có thể gây ra hiện tượng tăng cân, dẫn đến tình trạng đầy hơi do thức ăn chưa kịp tiêu hoá hết của những bữa ăn trước.
  • Một lý do nữa có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu là do khí hơi tích tụ trong hệ dạ dày, đây là hiện tượng tự nhiên khi người mẹ bắt đầu quá trình mang thai.
hình ảnh thai 6 tuần
Mẹ bị đầy hơi, khó tiêu khi mang bầu

3.4. Mẹ có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường

Bên cạnh cảm giác buồn nôn do thời kỳ thai nghén, hay cảm xúc và tâm trạng thay đổi thất thường thời gian mang bầu thì chị em phụ nữ khi mang thai còn gặp tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày. Tần suất đi tiểu nhiều hơn cũng là một dấu hiệu rõ ràng khi thai nhi 6 tuần.

Bắt đầu quá trình mang thai, lượng máu và lượng chất lỏng ở thận cần xử lý cũng tăng cao. Đặc biệt lượng máu ở cơ thể phụ nữ mang bầu có thể hơn 10% so với thông thường. Thêm vào đó, việc tử cung giãn nở cũng chèn ép lên bàng quang, dẫn tới việc mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.

thai 6 tuần có tim thai chưa
Đi tiểu nhiều cũng là dấu hiệu giúp mẹ biết mình mang thai

3. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 6

Khi biết rằng mình mang thai, các chị em phụ nữ nên có một chế độ ăn uống phù hợp, có sự vận động lành mạnh để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và cả thai nhi. Các mẹ khi mang bầu sẽ gặp những tình trạng gây mệt mỏi, chán ăn, thậm trí ảnh hưởng đến tinh thần và cảm xúc trong cuộc sống.

Tuy nhiên khi đã được trang bị kiến thức đầy đủ, mong rằng các mẹ bầu có thể tự tin và vững vàng trước những thử thách khó khăn trong thời kỳ thai nghén để em bé có sự phát triển khoẻ mạnh và toàn diện nhất khi nằm trong bụng mẹ.

thai nhi 6 tuần
Hình ảnh mang thai ở tuần 6 ở mẹ bầu

Trên đây là những chia sẻ và kinh nghiệm trong quá trình mang thai 6 tuần tuổi. Mong rằng các mẹ bầu đã có được những thông tin hữu ích giúp cho quá trình mang thai thuận lợi, mẹ bầu có thể chủ động để chăm sóc cho bản thân và thai nhi trong suốt thời gian thai kỳ.

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quá trình mang thai và phát triển của thai nhi theo từng tuần

Thai 2 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu mẹ mang thai

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu bé khỏe mạnh

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai 31 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *