Thai nhi 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh? Lời khuyên dành cho mẹ

Đa số các mẹ bầu sẽ sinh con từ tuần thứ 38 đến 39. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, có 9% các mẹ bầu sinh con sau tuần 40. Vậy thai 40 tuần chưa sinh mẹ bầu nên làm gì và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này như thế nào?

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 40

Ở giai đoạn mang thai tuần thứ 40, thai nhi đã được hoàn thiện gần như hoàn chỉnh các cơ quan trong cơ thể và bộ phận trên cơ thể. Bé đã được hoàn thiện hệ thống miễn dịch và đủ khả năng để thích nghi với môi trường bên ngoài. Cụ thể, dưới đây là những điểm đáng chú ý ở thai nhi 40 tuần tuổi.

thai 40 tuần
Thai 40 tuần bé đã phát triển đầy đủ về mặt thể chất để thích nghi với môi trường bên ngoài 

1.1. Cân nặng của thai nhi 40 tuần tuổi

Một thai 40 tuần tuổi sẽ có cân nặng trung bình là 3,338 và có độ dài cơ thể là 51cm. Một số bé có cân nặng và kích thước cơ thể lớn hoặc nhỏ hơn số cân trên. Tuy nhiên nhìn chung, những bé ở tuần 40 sẽ có kích thước tương đương với 1 quả bí ngô.

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

1.2. Làn da của trẻ sơ sinh

Khi ở trong bụng mẹ, làn da của e bé được bảo vệ bởi 1 lớp lông tơ và nước ối để giữ ẩm. Tuy nhiên khi vừa ra đời, lớp sáp trên da bé sẽ dần khô lại và mất đi. Vì vậy, làn da của bé lúc này có thể khô lại ở 1 vài vị trí trên cơ thể. Màu da của mọi bé khi vừa sinh đều có màu đỏ tím do làn da còn quá mỏng khiến những mạch máu hiện rõ. Sau một vài ngày màu da sẽ chuyển hồng và trở về làn da bình thường sau 2 tháng. 

su phat trien cua thai nhi tuan 40
Khi mới sinh làn da của bé có màu đỏ tím

1.3 Tầm nhìn của trẻ sơ sinh

Tầm nhìn của trẻ sơ sinh chỉ khoảng 20 - 38 cm và chỉ nhìn rõ ở khoảng cách 2,5cm. Do đó bé nhìn mẹ vẫn thấy hình ảnh rất mờ nhạt. Do đó, bé rất thích thú khi được nhìn mẹ ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, bố mẹ không nên lo lắng do trong 2 - 3 tháng đầu tiên tầm nhìn của bé sẽ cải thiện nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi mới sinh trẻ chỉ nhìn thấy 2 màu đen và trắng hoặc các sắc thái xám. Nên những màu sắc nổi bật sẽ rất hấp dẫn các bé thời điểm này. 

1.4. Tư thế nằm của bé sau sinh

Do có 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ ở tư thế co tròn người nên khi vừa sinh, bé vẫn có phản xạ nằm co tròn như lúc còn trong bụng mẹ. Tư thế này sẽ cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, bé sẽ ngủ ngon giấc hơn khi được quấn khăn tròn quanh người. 

1.5. Thai nhi 40 tuần gò nhiều

Ở tuần thứ 40 nếu chưa sinh, bé sẽ khiến mẹ phải chịu các cơn gò liên tục. Nó là những cơn gò tử cung để chuẩn bị cho cơn gò chuyển dạ. Đồng thời, bé cũng hoạt động liên tục và rất năng động trong những tuần cuối cùng. Vì vậy, nếu các cơn gò giảm dần hoặc thấy bé ít hoạt động hơn, mẹ bầu cần thăm khám kịp thời để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé. 

2. Nếu quá ngày dự sinh mẹ bầu nên làm gì?

Trước tiên, nếu tuần 40 mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ cũng không nên quá lo lắng. Thực chất nó có thể bị sai lệch do việc tính toán ngày dự sinh còn chưa chính xác do ngày rụng trứng của mẹ đến muộn hơn bình thường. Do vậy, có thể thai mới bước vào tuần 38 hoặc 39 thì đây vẫn là mốc thai an toàn. 

Lúc này, để kiểm tra tình trạng thai nhi, các bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện một số xét nghiệm cần thiết gồm có: Kiểm tra tình trạng nhịp tim của thai nhi, siêu âm, đo đường huyết,.. cùng các xét nghiệm để đánh giá sức khỏe của cả mẹ và bé khi bầu 40 tuần. Từ đó đảm bảo vé nhận được đủ dinh dưỡng và oxy để duy trì sự sống, hệ thần kinh của bé vẫn đang hoạt động tốt. Khi bước sang tuần 41 hoặc 42 mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp để kích thích chuyển dạ. 

bầu 40 tuần
Đây là thời điểm khiến nhiều mẹ bầu lo lắng 

Do bước sang tuần 41 hoặc 42, nhau thai của mẹ sẽ già đi, lượng nước ối sẽ ít dần và ảnh hưởng đến tính mạng của bé hoặc gây ra các tổn thương như: Tổn thương não bộ, thiểu năng hệ thần kinh vận động, các bệnh về hô hấp, nhiễm trùng,.. Trường hợp xấu hơn thai nhi có thể chết lưu hoặc tử vong trong quá trình chuyển dạ. 

3. Những lưu ý dành cho mẹ bầu ở tuần 40 của thai kỳ

Có thể nói, thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ vẫn là một biểu hiện hết sức bình thường và an toàn. Do vậy, mẹ bầu 40 tuần cần ổn định tâm lý và cập nhật thông tin liên tục cho bác sĩ để theo dõi kịp thời. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý tới những lưu ý sau đây:

  • Dấu hiệu chuyển dạ: Mẹ cần chú ý và phân biệt được sự khác biệt giữa cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ. Khi khám thai vào tuần 40, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ mở của tử cung từ đó quyết định lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ. Trường hợp mẹ bầu bị vỡ ối cần đến ngay bệnh viện để bác sĩ xác định dịch nước ối chảy ra ít hay nhiều. 
  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu 40 tuần có thể thực hiện các bài tập yoga bà bầu tại nhà vào buổi sáng, thường xuyên đi bộ để kích thích cơn gò chuyển dạ. Trước khi ngủ mẹ có thể thực hiện một số động tác như vươn vai, vặn mình để đỡ mỏi và có giấc ngủ ngon hơn. 
  • Suy nghĩ đơn giản: Không nên quá lo lắng dẫn đến mất ngủ và suy nhược cơ thể vào thời điểm này. Mẹ bầu nên thư giãn bằng cách xem phim, massage hoặc bơi lội nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm căng thẳng. Suy nghĩ nhiều có thể khiến mẹ bầu mất ngủ, không đủ sức khỏe cho ngày lâm bồn sắp tới. 

Tuần 40 là một mốc an toàn nếu mẹ bầu chưa có dấu hiệu sinh. Do vậy, điều mẹ bầu cần làm lúc này là tập chung bồi bổ và nghỉ ngơi để tránh mệt mỏi, stress dẫn đến trầm cảm. Thời điểm này, bác sĩ sẽ can thiệp các biện pháp để kích thích và giục sinh để đảm bảo sức khỏe cho cả bé và mẹ bầu. 

4. Dấu hiệu chuyển dạ tuần 40, mẹ cần biết?

Giai đoạn các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 như sau:

  • Sa bụng bầu, tụt bụng bầu
  • Các cơn co thắt tử cung
  • Dịch nhầy ở cổ tử cung thay đổi
  • Cổ tử cung giãn nở – Dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 chính xác nhất
  • Ngừng tăng cân, thậm chí giảm cân
  • Mệt mỏi hơn và muốn ngủ nhiều hơn
  • Bị chuột rút nhiều hơn, đau lưng nhiều hơn
  • Giãn khớp
  • Vỡ ối – Dấu hiệu chuyển dạ tuần 40 phổ biến

Những tháng cuối của thai kỳ, chúng tôi hiểu rằng mẹ bầu rất nhạy cảm và áp lực cho ngày bé chào đời. Tuy nhiên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc thăm khám đều đặn để theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi kịp thời. Những thông tin về thai 40 tuần sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ tình hình hơn và yên tâm dưỡng thai ở giai đoạn quan trọng này!

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai 39 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu chuyển dạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *