Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ nên làm gì

Giai đoạn thai 25 tuần là thời kỳ mà mẹ bầu có nhiều thay đổi trong cơ thể, vóc dáng. Thai nhi trong bụng cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Vì thế bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thực hiện theo một số lời khuyên được đề cập trong bài viết sau. 

thai 25 tuần
Thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?

1. Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai 25 tuần là mấy tháng? Giai đoạn này, là mẹ đã bước vào 3 tháng giữa thai kỳ.

1.1. Kích thước của thai nhi 25 tuần

Thai 25 tuần nặng bao nhiêu? Thai nhi 25 tuần bắt đầu tăng cân và có những phát triển đáng kể bên trong tử cung mẹ. Trung bình, em bé trong bụng thai phụ nặng khoảng 756 gram và dài khoảng 33.7 cm. Bạn có thể hình dung rằng con yêu của mình có kích thước như một trái bắp. 

Tham vấn y khoa: Dược khoa Trương Anh Thư
hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 25 tuần tuổi trong bụng mẹ chỉ to bằng khoảng trái bắp

1.2. Tư thế của thai nhi ở tuần 25 

Mang thai 25 tuần nghĩa là mẹ vẫn đang ở giữa tháng thứ 6 thai kỳ. Lúc này, thai nhi vẫn chưa “chốt” sẽ nằm tư thế nào khi chào đời. Bé thường nằm ngôi ngược với phần đầu gần ngực mẹ và hai chân hướng xuống dưới. Tuy nhiên trong thời gian còn lại của thai kỳ, bé có thể đổi ngôi lại. 

thai nhi 25 tuần
Mẹ sẽ nhận thấy bé bằng đầu hoạt động trong bụng nhiều hơn, cầm nắm hoặc chuyển động mạnh hơn

Trong tuần 25 của thai kỳ, cơ thể bé yêu sẽ phát triển rõ rệt. Đây là giai đoạn mà mũi của bé bắt đầu làm việc bằng cách hít nước ối. Trong phổi bé hình thành mao mạch giúp thai nhi tập hít thở. Đồng thời hai lá phổi bé tiến hành sản xuất chất hoạt động bề mặt để chuẩn bị cho việc thở độc lập sau khi chào đời. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, chưa đủ hoàn thiện để oxi hóa máu. 

Đây cũng là thời điểm thai nhi có khả năng cảm nhận được thăng bằng dù đang trong bụng mẹ. Bé sẽ biết phân biệt hướng bơi lên, bơi xuống trong tử cung. Song song đó, tay bé cũng có thể bắt đầu cầm nắm.   

2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai 25 tuần

Khi thai 25 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi đáng kể. Bạn sẽ tăng cân và gặp thêm nhiều triệu chứng thai kỳ khác dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu em bé trong bụng đang từng ngày phát triển ổn định, khỏe mạnh.

thai 25 tuần là mấy tháng
Giữa tháng 6 thai kỳ, bà bầu thường tăng từ 7 - 8 kg 

Giai đoạn này, tử cung của mẹ to bằng một quả bóng. Trung bình, mẹ bầu sẽ tăng từ 7 - 8 kg trong thời gian mang thai, nếu bạn mang thai song sinh, cân nặng có thể dao động 11-18 kg nếu mẹ có hai em bé song sinh. Một số mẹ bầu thấy  mình tăng cân nhiều do cơ thể tích nước. Tuy nhiên nếu số cân vẫn ở mức cho phép thì bạn không cần lo lắng. 

Từ giữa tháng thứ 6 thai kỳ, mẹ sẽ thấy thai nhi có nhiều cử động với đa dạng các động tác  mạnh trong bụng. Lúc này, mẹ bầu nên chuẩn bị đón những cú nhào lộn, đá tứ tung bên trong bụng mình. Khi cảm nhận của bé bắt đầu phát triển cũng là lúc bé có những phản ứng với âm thanh, giọng nói và âm nhạc từ bên ngoài. 

Khi thai 25 tuần tuổi, bụng của thai phụ lớn hơn gây cảm giác trễ xuống hoặc mệt mỏi. Kèm theo đó là một số dấu hiệu khác như: 

  • Chân không yên: Thai phụ có cảm giác châm chích ở chân, bàn tay, cánh tay hoặc đùi khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Các bà bầu thường phải tìm việc gì đó để làm, để hoạt động cho giảm bớt cảm giác này. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Song sự thay đổi nội tiết trong cơ thể, việc thiếu hụt folate và sắt được xem là yếu tố gây ra hội chứng chân tay không yên. 

Điều này không gây nguy hiểm và sau sinh khoảng 4 tuần sẽ khỏi. Trong thời gian còn mang thai, mẹ bầu có thể bổ sung thêm folate, sắt, magie, vitamin B12 và kết hợp tập thể dục, tắm nước ấm trước khi ngủ để giảm bớt sự khó chịu. Lưu ý, bạn không nên uống cà phê và nếu có nhu cầu uống thêm thuốc gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 

thai 25 tuần phát triển như thế nào
Mẹ bầu sẽ cảm thấy tay chân có gì đó không thoải mái trong giai đoạn này
  • Tóc dày hơn: Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn trong thai kỳ ức chế hiện tượng rụng tóc khiến tóc bạn trở nên dày hơn. 
  • Hội chứng ống cổ tay: Thai phụ có thể đối diện với tình trạng châm chích hoặc tê tay trong giây lát ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân xuất phát từ sự dao động của đường huyết và việc cơ thể tích nước hoặc các hormone dao động, tạo nên hiện tượng phù nề. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì các triệu chứng này sẽ nhanh chóng khỏi 
  • Trĩ: Khi bụng ngày càng to hơn, áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu càng trở nên nặng hơn gây ra trĩ. Với các mẹ bầu thì hiện tượng này thực sự rất khó chịu nhưng sẽ tự hết sau sinh. Nếu sau sinh bé mà trĩ vẫn còn, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp điều trị 
thai nhi 25 tuần phát triển như thế nào
Mẹ bầu có thể ợ nóng, khó tiêu, trĩ khi mang thai vào tuần thứ 25 
  • Khó tiêu và ợ nóng: Sự tăng trưởng của thai nhi tạo một áp lực lớn lên hệ tiêu hóa của mẹ, tạo lực đẩy axit từ dạ dày ngược lên thực quản gây hiện tượng ở nóng, khó tiêu. Tốt nhất, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để tiêu hóa nhẹ nhàng hơn
  • Đầy hơi: Những biến động về nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến hệ tiêu hóa ở thai phụ diễn ra chậm hơn, làm tích tụ nhiều khí ga dẫn đến táo bón, chướng bụng.

3. Mẹ bầu cần làm gì trong tuần thai thứ 25? 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Các chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây và các loại hạt. Với nhóm chất đạm, bạn nên ăn thịt nạc và cá chứa ít thuỷ ngân. Mẹ bầu không cần phải áp lực về việc ăn cho hai người nhưng cũng không được bỏ bữa
thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào
Ăn uống đủ chất, đặc biệt là chất xơ, chất sắt,... là yếu tố quan trọng trong giai đoạn này
  • Tập thể dục: Giai đoạn này, thai phụ nên tập luyện nhẹ nhàng bằng cách lắng nghẽ cơ thể để chọn bài tập phù hợp. Các môn thể thao phải nằm ngửa hay mang tính chất đối kháng, tập nặng,... không phải là chọn lựa phù hợp với bà bầu.  
  • Uống nhiều nước: Nước sẽ giúp bạn tránh hiện tượng đầy hơi, táo bón và cả trĩ vì giúp tiêu hóa tốt hơn 
  • Dưỡng ẩm: Da bạn có thể khô, có thể ngứa ngáy và vết rạn bắt đầu xuất hiện nhiều trên bụng, ngực vào giai đoạn thai 25 tuần. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày 
  • Lên kế hoạch cho việc sinh nở: Dù chỉ mới ở giữa tháng thứ 6 thai kỳ nhưng mẹ bầu nên chủ động lên kế hoạch cho việc sinh nở. Bạn hãy cân nhắc xem mình sẽ sinh thường hay sinh mổ, chọn bệnh viện và tham khảo các gói dịch vụ sinh phù hợp nhu cầu, tài chính.  
  • Mua sắm đồ dùng cho bé: Thai phụ hãy chủ động liệt kê danh sách đồ dùng cần thiết để mua sắm cho bé từ sớm, tránh cập rập khi gần đến ngày sinh và tránh mua thiếu đồ đạc thiết yếu. 
  • Đọc thêm tài liệu về việc chăm sóc bé: Giai đoạn này, mẹ bầu nên tìm thêm các thông tin, kiến thức về cách chăm sóc khi bé chào đời và những tình huống mà bạn có thể sẽ phải đối mặt.  
  • Kiểm soát cảm giác lo lắng: Khi thai 25 tuần, nhiều bà mẹ thấy lo lắng về việc sinh nở, những áp lực khi phải làm mẹ. Tuy nhiên bạn nên kiểm soát điều này vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu quá lo lắng trong giai đoạn thai kỳ, bạn sẽ có nguy cơ trầm cảm sau sinh cao hơn.  
thai 25 tuần nặng bao nhiêu
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi và kiểm soát cảm xúc lo lắng, căng thẳng của mình
  • Lên kế hoạch xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé: Trong giai đoạn đầu đời, thực phẩm tốt nhất cho bé chính là sữa mẹ. Tuy nhiên để bé có chế độ bú tốt, mẹ nên giữ một tinh thần thư giãn và thoải mái cả trong quá trình mang thai và sau sinh. Trên thực tế, sự quan tâm và chăm sóc từ bạn đời và gia đình hai bên, những phản ứng từ bạn bè, cộng đồng sẽ giúp ích nhiều cho bạn.
  • Xem trước bệnh viện dự sinh: Nếu có điều kiện, bạn hãy chọn các gói sinh phù hợp tại bệnh viện gần nhà để đặt phòng trước. Tốt nhất, bạn nên đến bệnh viện để xem phòng trước cũng như là một số thủ tục thanh toán chi phí. 
  • Tìm hiểu thêm về ghế ngồi ô tô loại nào an toàn và vừa vặn với xe của bạn nhất 

4. Những dấu hiệu bất thường sản phụ cần lưu ý ở tuần 25 thai kỳ

Vào thời điểm thai 25 tuần, mẹ bầu có thể gặp phải những triệu chứng như ra máu hay những cơn gò tử cung. Khi đối diện với các dấu hiệu này, bạn nên thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám. 

Ở 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Sử dụng kỹ thuật siêu âm 4D để tầm soát dị tật thai nhi một cách toàn diện nhất 
  • Tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ để tránh xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho hai mẹ con 
  • Giữ cân nặng ở mức phù hợp, tăng cân vừa phải để bác sĩ đánh giá chính xác sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé 
  • Nắm rõ về các dấu hiệu dọa sinh, nhất là những chị em có tiền sử sinh non, sảy thai,... để kịp liên hệ bác sĩ điều trị kịp thời 
mang thai 25 tuần
Việc khám thai để tầm soát các bệnh lý trong giai đoạn thai kỳ là điều hết sức cần thiết 

Mang thai 25 tuần là giai đoạn cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi quan trọng và thai nhi trong bụng có sự phát triển rõ rệt. Điều cần làm ở giai đoạn này chính là ăn uống lành mạnh, thể dục nhẹ nhàng, kiểm soát căng thẳng, thực hiện một số biện pháp tầm soát và lên kế hoạch cho việc sinh nở trong tương lai. Mọi sự chuẩn bị chu đáo đều giúp bạn có một hành trình thai kỳ dễ chịu, bình tĩnh và sinh nở tốt nhất. 

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *