Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Giai đoạn 21 tuần tuổi đã khiến mẹ có những cảm nhận rõ rệt về sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hầu hết các mẹ bầu đã bắt đầu tưởng tượng hình ảnh đứa bé khi chào đời. Đây cũng được xem là cột mốc quan trọng trong việc phát triển trí não của bé. Bài viết sau sẽ mô tả rõ hơn thai nhi 21 tuần phát triển như thế nào và các mẹ cần lưu ý điều gì trong giai đoạn này.

thai 21 tuần
Thai nhi 21 tuần phát triển và cơ thể mẹ thay đổi như thế nào

1. Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Giai đoạn thai 21 tuần là mấy tháng? Thai 21 tuần là có nghĩa mẹ bầu đang bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 2

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lý Thị Thanh Nhã

Khi thai nhi 21 tuần cũng là lúc bé được phát triển khá nhiều trong bụng mẹ cả về kích thước, các cơ quan cũng như trí não. Dưới đây là một số thay đổi ở thai nhi 21 tuần tuổi mà các mẹ nên biết.

  • Đến giai đoạn thai 21 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? bé đã đạt được cân nặng thai nhi 21 tuần khoảng 320g và dài khoảng 18 cm.
  • Hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu làm việc từ giai đoạn này. Bé đã bắt đầu có thể nuốt dịch màng ối và hấp thu được lượng nhỏ đường từ đó. Thông qua lượng đường được hấp thu đó, hệ tiêu hóa có thể góp phần cung cấp dinh dưỡng cho bé. Các dưỡng chất cung cấp cho thai nhi hầu hết thường thông qua nhau thai và dây rốn.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi
Hình ảnh siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi
  • Tủy xương của bé thực hiện công việc tạo các tế bào máu. Và lúc này, tay chân của bé cũng đã cân đối.
  • Các cơ bắp trở nên mạnh hơn và các tế bào thần kinh nối với não tiếp tục phát triển.
  • Bé di chuyển trong bụng mẹ nhịp nhàng hơn.
thai nhi 21 tuần
Thai nhi phát triển như thế nào ở tuần thứ 21

2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 21 tuần

2.1 Thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc

  • Đến tuần thứ 21, mẹ bắt đầu có cảm giác hồi hộp và cảm thấy sự gắn kết giữa mẹ và bé ngày càng rõ rệt hơn. Lúc này, chồng và gia đình có thể trở nên yêu chiều các mẹ bầu hơn vì đây là giai đoạn tuyệt vời cảm nhận bé phát triển từng ngày.
  • Với một số mẹ bầu, đây có thể là khoảng thời gian lo lắng bởi phát hiện những điều đáng lo qua việc kiểm tra và sàng lọc trước đó, và những điều này vẫn chưa thể xác định được 100%. Nếu gặp phải tình trạng này, các mẹ nên chia sẻ với bác sĩ và những người thân trong gia đình để giảm những lo lắng và bứt rứt khó chịu.

2.2 Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất

  • Tuần thứ 21 của thai kỳ thường khiến cho các mẹ hay bị chuột rút ở chân và các cơ lân cận. Thời gian bị chuột rút không cụ thể mà có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào, kể cả lúc nửa đêm. Đây là hiện tượng xảy ra khi cơ nào đó bị co rút và gây ra đau đớn cho mẹ. Nếu gặp phải, mẹ bầu nên cố duỗi thẳng chân và dùng tay vuốt nhẹ ngược từ ngón chân về phía ống chân để kéo giãn cơ.
  • Khi thai nhi 21 tuần tuổi, bụng của mẹ cũng to hơn và nhô lên rõ ràng.
  • Bàn tay mẹ có thể có cảm giác như bị kim chích ở giai đoạn này. Đây thường được gọi là hội chứng ống cổ tay (hội chứng đường hầm) do nghẽn dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay và gây tác động lên các ngón tay.
  • Một vấn đề nữa khá phổ biến là chứng đau đầu ở bà bầu tuần 21, có thể không thường xuyên những sẽ gia tăng trong vài tuần tới do hoocmon thai sản gây ra. Vì thể mà cơ thể mẹ cũng trở nên nóng hơn và bị mất nước.
  • Dịch âm đạo cũng tiết ra nhiều hơn. Nếu mẹ cảm thấy ngứa rát hoặc nóng mỗi lần tiểu tiện thì nên thăm khám bác sĩ để có thể can thiệp kịp thời.
thai nhi 21 tuần tuổi
Những thay đổi ở mẹ khi mang thai 21 tuần

3. Mẹ nên lưu ý gì khi mang thai ở tuần 21

  • Cho dù cơ thể có thể trở nên mệt mỏi hơn nhưng các mẹ nhớ tập duỗi thẳng người trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ không nên để nhiều đồ vật gần giường ngủ để tránh bị vấp ngã khi đi đứng.
  • Theo dõi và thực hiện kiểm tra tiền sản định kì hàng tháng. Điều này sẽ giúp mẹ có thể theo dõi sát sao chỉ số phát triển của thai nhi cũng như kịp thời phát hiện bất thường nếu có.
  • Tìm mua một số sách dạy nấu ăn và nấu các món thích hợp để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.
ba bau tuan 21
Mẹ nên lưu ý gì khi mang thai ở tuần 21

4. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi thai 21 tuần

Thai nhi 21 tuần tuổi rất cần mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé, đặc biệt là chất sắt. Các mẹ luôn nhớ cần bổ sung đầy đủ chất sắt thông qua các thực phẩm hằng ngày.

Đây được xem là tuần lễ quan trọng nên các mẹ hãy chắc chắn rằng cung cấp đủ 30mg sắt mỗi ngày để tránh rủi ro thiếu máu do thiếu sắt. Nếu thiếu sắt, cơ thể mẹ có thể gặp phải tình trạng khó sản sinh hồng huyết cầu.

thai 21 tuần là mấy tháng
Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi mang thai tuần 21

5. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 21 tuần

5.1 Nâng cao chân

Vì bàn chân và mắt cá có thể bị sưng ở giai đoạn này nên thường khiến các mẹ cảm thấy đau chân và khó di chuyển. Cơ thể của mẹ bầu có lượng máu và chất lỏng nhiều hơn khoảng 50% so với trước khi có thai nên tình trạng sưng ở chân rất dễ gặp phải. Những lúc này, mẹ nên ngồi và nâng cao chân hơn mỗi khi nghỉ ngơi.

5.2 Đi bộ 30 phút mỗi ngày

Cả khi trong quá trình mang thai và sau khi sinh, mẹ có thể luyện tập đi bộ nhẹ mỗi ngày ít nhất 30 phút như là một hoạt động thể chất thường xuyên. Điều này sẽ giúp kích thích ruột và chống táo bón. Bên cạnh đó, các mẹ nên uống nhiều nước và ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp ích cho cơ thể rất nhiều.

5.3 Luyện tập phương pháp Kegel

Đây là một phương pháp rất hữu ích giúp mẹ luyện tập và kiểm soát được cơ thể tốt hơn trong quá trình mang thai và vì thế bé cũng sẽ được chào đời một cách thuận lợi hơn.

mang thai 21 tuan
Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 21 tuần

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các mẹ bầu một số thông tin cơ bản dành cho cả mẹ và bé khi thai nhi 21 tuần tuổi. Vì đây được xem là giai đoạn quan trọng, là cột mốc phát triển của bé nên các mẹ nên chú ý để chăm sóc một cách đúng đắn. Bên cạnh đó, các mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng như luyện tập vận động để có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh nhất.

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quá trình mang thai và phát triển của thai nhi theo từng tuần

Thai 2 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu mẹ mang thai

Thai 6 tuần tuổi: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu bé khỏe mạnh

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai 31 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *