Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu bé khỏe mạnh

Thai 16 tuần phát triển như thế nào? Đến từng giai đoạn cụ thể, thai nhi sẽ có sự phát triển về mọi mặt từ kích thước, cân nặng đến việc hình thành các cơ quan. Một số cử động đầu tiên của bé cũng sẽ xuất hiện ở thai kỳ này. Để tìm hiểu rõ hơn về sự thay đổi của thai nhi và cơ thể mẹ, cùng Colos Multi khám phá bài viết sau!

thai 16 tuần
Thai 16 tuần phát triển như thế nào

1. Thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào?

Ngoài ra, giai đoạn này cũng là lúc bé bắt đầu cử động mạnh và hình thành phản xạ tay chân. Một số bé có thể biết mút ngón tay, một số khác xuất hiện các biểu cảm trên cơ mặt như ngáp hoặc di chuyển mắt. 

Nhịp tim thai thứ 16 tuần khoảng 150-180 lần/phút và bơm khoảng 24 lít máu vào cơ thể mỗi ngày. Không những thế, các mẹ cũng có thể nhận thấy bộ phận sinh dục của bé bằng cách siêu âm tuần 16. Nhờ đó, xác suất dự đoán chính xác giới tính thai nhi lên đến 80%. 20% còn lại có thể do tư thế nằm của thai nhi và trình độ chuyên môn của bác sĩ. 

Thai 16 tuần nặng bao nhiêu? Thai 16 tuần tức là thai đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Mọi hoạt động của mẹ lúc này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của trẻ. Theo báo cáo từ WHO, thai 16 tuần có cân nặng trung bình khoảng 100 gram và chiều dài tính đến chân là 11.6cm.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
thai 16 tuần phát triển như thế nào
Thai 16 tuần phát triển kích thước và cơ quan sinh dục

Khi đã trải qua thai 16 tuần, nước ối vẫn hoạt động để nâng đỡ các hoạt động của bé. Tuy nhiên, dây thần kinh liên kết với thành tử cung quá nhỏ nên mẹ không thể liên lạc với bé. Các bộ phận trên cơ thể như móng tay, móng chân đã hoàn thiện hơn. Khi bé cử động, các mẹ có thể cảm nhận được. 

Sau khi chẩn đoán siêu âm tuần 16 của thai kỳ, các mẹ có thể nhận biết được thai nhi khỏe mạnh hay không nhờ vào các dấu hiệu sau:

  • Nụ vị giác hình thành, nếm được hương vị nước ối từ các nguồn thức ăn từ mẹ.
  • Làn da bé trong suốt và nhìn thấy được các mạch máu dưới da.
  • Thai nhi đã ghi nhận được các âm thanh bên ngoài, âm nhạc hoặc giọng nói của mẹ.

2. Những thay đổi của mẹ khi mang thai 16 tuần

2.1 Thay đổi của mẹ về mặt cảm xúc

  • Thai 16 tuần phát triển xuống dưới và bụng càng ngày càng to. Các mẹ hãy bắt  đầu suy nghĩ kế hoạch để đón bé chào đời an toàn. 
  • Mang thai luôn mang lại cảm giác bất an cho người mẹ khi thường xuyên lo lắng về sức khỏe của bé. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về các cử động của bé, thấu hiểu bé như một sợi dây liên kết vô hình. Điều này chưa từng xảy ra trước tháng thứ 4 của thai kỳ. 
  • Mẹ có thể sẽ gặp hội chứng hay quyên khi mang thai do suy nghĩ quá nhiều thứ hoặc hormone thay đổi.

2.2 Những thay đổi của mẹ về mặt thể chất

  • Tăng tiết dịch âm đạo bảo vệ đường sinh trước vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Ở thai kỳ này, đỉnh của tử cung đã tiếp cận gần với rốn nên khi mẹ sờ vào bụng sẽ có thể cảm nhận được đỉnh tử cung. Lúc siêu âm tuần 16, các bác sĩ sẽ kiểm tra và đo chiều cao tử cung để so sánh sự phát triển của bé so với những khám thai trước. 
  • Kích thước tử cung lúc này khoảng một quả dưa lưới nhỏ do đó, bụng dưới có thể chèn lên khung xương chậu và có trọng lượng lớn. Tử cung cũng trở nên chật chội hơn khi chứa trọn nước ối, bé, bánh nhau, dây rốn và màng nhầy.
  • Trường hợp các mẹ bầu lên cân, những vết rạn da ở ngực, háng, bụng sẽ dần hình thành. Phần lớn ai mang thai cũng trải qua quá trình rạn da nên không có phương pháp tuyệt đối ngăn chặn điều này. Ngoài ra, da bạn cũng hơn nên khô ráp hơn nên mẹ cần bổ sung sữa dưỡng thể để da trở nên mềm mại hơn.  
thai 16 tuần nặng bao nhiêu
Mẹ bầu đau lưng ở giai đoạn thai 16 tuần
  • Thai 16 tuần bước vào giai đoạn phát triển rất nhanh nên cơ thể mẹ dễ đói bụng, đây cũng là dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh. Một số thức ăn nhẹ nên được chuẩn bị trong tủ lạnh để bổ sung khi đói. Hãy mua những loại thực phẩm ít đường để làm dịu cơn đói nhưng không khiến bạn tăng cân dư đường. 
  • Ở giai đoạn này, hệ tim mạch làm việc cật lực để bơm máu đi khắp cơ thể nên các mẹ có thể cảm giác hụt hơi, tim đập nhanh khi lên cầu thang hoặc vận động mạnh. Do đó, hãy giảm tốc độ khi di chuyển để cơ thể bắt nhịp dần, hạn chế khả năng dừng đột ngột. Triệu chứng này kéo dài suốt quá trình mang thai nhưng sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. 
  • Bụng lớn khiến mẹ cảm giác nặng nề và đau lưng nhẹ.
  • Mắt mẹ trở nên khô hơn và cần dùng nước nhỏ mắt. 
  • Một số trường hợp mẹ sẽ bị táo bón do hormone thai kỳ làm chậm quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa.

3. Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ ở tuần thứ 16 của thai kỳ

  • Vận động nhẹ nhàng, có bài tập thể chuyên dành cho mẹ bầu.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, không suy nghĩ, lo lắng quá nhiều.
  • Quyết định kiểm tra sàng lọc để xem sự phát triển của thai nhi và phát hiện các vấn đề bất thường sớm.
  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ và bé.
  • Chịu khó đi lại nhẹ nhàng để tránh táo bón trong thai kỳ.
  • Chọn ghế ngồi vừa vặn có gối tựa lưng dưới của mẹ.
dấu hiệu thai 16 tuần khỏe mạnh
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng cho bà bầu

4. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung khi thai 16 tuần

Thai nhi 16 tuần tuổi nên ăn gì? Các mẹ nên ăn nhiều salad, rau bina, bông cải xanh, cải thìa, các thực phẩm làm từ đậu. Đồng thời, bổ sung các chất canxi, sắt, đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,... trong các bữa ăn.

  • Canxi: Mỗi ngày chỉ cần dung nạp 1000 mcg canxi để khung xương bé phát triển. Một số thực phẩm giàu canxi như cá hồi, hạnh nhân, cá ngừ, tôm,...
  • Chất xơ: Có tác dụng hạn chế triệu chứng táo bón, ợ nóng, khó tiêu,...
  • Chất sắt: Giảm tình trạng thiếu máu bằng cách bổ sung nhiều chất sắt từ ngũ cốc, bông cải xanh,....
  • Chất béo lành mạnh gồm axit béo không no hoặc axit béo omega-3 từ cá hồi, cá trích, đậu nành, cá mòi, óc chó,...
  • Chất đạm: Bổ sung 75-100g chất đạm mỗi ngày từ thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa, thịt lợn, hoặc các hạt ngũ cốc.
  • Carbohydrate gồm chất xơ, đường và tinh bột: Các thực phẩm như khoai tây, ngũ cốc,...
thai nhi 16 tuan tuoi nen an gi
Bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu

Đặc biệt, các mẹ không nên sử dụng các thức uống có cồn, hút thuốc lá hoặc uống cà phê. Không ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. 

5. Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu 16 tuần

Các mẹ có thể thư giãn trên ghế sofa nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập yoga đơn giản dành riêng cho bà bầu. Pilates cũng được các chuyên gia khuyến khích áp dụng trong thai 16 tuần. Cả hai bài tập đều giúp thả lỏng cuộc sống, giải phóng căng thẳng và giúp tâm trạng các mẹ ổn định hơn. 

Hơn nữa, yoga và pilates cũng giúp mẹ giảm đau lưng, tăng cường cơ bụng, cải thiện hệ xương cứng cáp và rắn chắc. 

siêu âm tuần 16
Mẹ bầu tập thể dục nhẹ nhàng

6. Những siêu âm mà mẹ nên thực hiện ở tuần thứ 16

Siêu âm tuần 16 để khảo sát tình tình thai nhi tam cá nguyệt thứ 2 và nhận biết sinh trắc thai cũng như các marker dị tật. Ngoài ra, các mẹ cũng nên thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác trong tháng thứ 4 này, bao gồm:

  • Khám lâm sàng để sớm phát hiện các yếu tố bệnh tật như nguy cơ sinh non, huyết áp cao, đái tháo đường, viêm âm đạo,...
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu tổng quát để tầm soát dị tật nhiễm sắc.
  • Chọc ối là phương pháp được khuyến nghị với các thai phụ ngoài 35 tuổi hoặc có tiền sử sinh bé bị dị tật.
  • Xét nghiệm sàng lọc triple test để ước đoán các khả năng mắc bệnh rối loạn di truyền.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thai 16 tuần các mẹ cần nắm để chuẩn bị đón bé chào đời thuận lợi. Hy vọng bài viết cũng giúp mẹ bầu nhận biết và điều chỉnh tâm trạng thoải mái nhất, bổ sung đủ các dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Liên hệ với Colos Multi nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp!

Lưu ý: Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Quá trình mang thai và phát triển của thai nhi theo từng tuần

Thai 2 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu mẹ mang thai

Thai 6 tuần tuổi: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào? Mẹ nên ăn gì?

Thai nhi 26 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai 31 tuần phát triển như thế nào? Những thay đổi của mẹ

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *