Thai 14 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu bé khỏe mạnh

Thai 14 tuần là thời kỳ mà mẹ bầu cần quan tâm, thời điểm này thai đã được hơn 3 tháng, sự phát triển của thai nhi có thay đổi rất nhiều so với tháng đầu mang thai. Không chỉ như thế, cơ thể mẹ cũng có những thay đổi rõ ràng hơn. Vậy thai 14 tuần phát triển như thế nào? Mẹ có những thay đổi gì? Cùng đọc ngay bài viết sau!

thai 14 tuần
Sự thay đổi của trẻ và mẹ bầu 14 tuần

1. Thai 14 tuần phát triển như thế nào?

Tuy nhiên, trong bản siêu âm, cha mẹ có thể thấy được rõ tay chân của trẻ đã phát triển hơn, phần đầu không còn là bộ phận lớn nhất như giai đoạn trước. 

Thời điểm này mẹ bầu vẫn chưa thể cảm nhận rõ được sự chuyển động của trẻ, nhưng lúc này trẻ đã có thể cử động tất cả các khớp xương tay chân.

Không chỉ như vậy, các túi khí sơ khai trong phổi cũng bắt đầu phát triển khi trong giai đoạn thai 14 tuần. Trẻ đã bắt đầu phát triển các giác quan như:

  • Mí mắt của trẻ vẫn nhắm nhưng trẻ cũng đã bắt đầu cảm nhận được ánh sáng từ trong bụng mẹ, trẻ có thể dịch chuyển vị trí để né tránh ánh sáng tác động từ bên ngoài. 
  • Vị giác của trẻ cũng đã được hình thành trong giai đoạn này.
  • Trẻ đã có thể nghe được âm thanh từ trong bụng mẹ, lúc này ba mẹ có thể trò chuyện với trẻ, đọc truyện cho trẻ nghe, cho trẻ nghe nhạc,...

Thai nhi tuần thứ 14 vẫn đang trong thời gian phát triển về kích thước và hình thành một số cơ quan trong cơ thể. Vào thời điểm này, kích thước từ đầu đến mông của em bé sẽ khoảng tầm 10cm và cân nặng khoảng 70gram, vẫn còn khá nhỏ. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi của thai nhi trong giai đoạn này, Colos Multi chia sẻ một số chỉ số siêu âm của thai 14 tuần để ba mẹ tham khảo:

  • Chỉ số BPD hay còn được biết là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu của trẻ: Đối với thai nhi 14 tuần thì trung bình tầm 25mm. Tuy nhiên mỗi trẻ sẽ có kích thước khác nhau, sẽ có trẻ có chỉ số trong khoảng từ 19mm-31mm. 
  • Chỉ số FL chính là chiều dài xương đùi. Thai 14 tuần thì chiều dài xương đùi của trẻ tầm 14cm
  • Chỉ số CRL hay còn gọi là chiều dài đầu mông của thai nhi, giai đoạn thai 14 tuần thì em bé đã bắt đầu hơi duỗi chân, kích thước trẻ phát triển tầm 87mm.
  • Chỉ số HC, chỉ số chu vi đầu của thai nhi phát triển thường khoảng tầm 91mm đến 103mm.
  • Chỉ số AC: Được gọi là chỉ số chu vi vùng bụng của thai nhi dao động từ 72 – 104mm và trung bình là 88mm.

Mặc dù đây là thời điểm trẻ tập trung phát triển về kích thước và trọng lượng, nhưng mỗi trẻ sẽ có chỉ số khác nhau. Chính vì thế, mẹ bầu nên đi thăm khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số siêu âm của thai nhi để có thể kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp hỗ trợ cho thai nhi trong bụng.

thai 14 tuần phát triển như thế nào
Sự phát triển của thai nhi 14 tuần chủ yếu tập trung về trọng lượng và kích thước.

2. Mang thai 14 tuần cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?

Giai đoạn thai 14 tuần không chỉ mỗi thai nhi có sự thay đổi mà chính người mẹ cũng có một số sự thay đổi rõ rệt về mặt cảm xúc và thể chất.

2.1 Những thay đổi về mặt cảm xúc

Mẹ bầu trong giai đoạn thai nhi tuần thứ 14 cũng có một số thay đổi, nhất là về mặt cảm xúc vì thời gian này mẹ bầu đã có thể cảm nhận rõ ràng hơn về việc mang thai. Các triệu chứng ốm nghén đầu thai bắt đầu giảm bớt, cơ thể mẹ bầu gần như đã làm quen được với việc mang thai, do đó mẹ sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, người mang thai sẽ hơi nhạy cảm so với bình thường, đôi khi mẹ bầu cũng sẽ dễ bị mắc chứng khó ngủ do cảm thấy lo lắng. Do đó, người nhà nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho mẹ bầu luôn có một tâm trạng thoải mái nhất.

2.3 Những thay đổi về mặt thể chất

Không chỉ có sự thay đổi về mặt cảm xúc, về mặt thể chất mẹ bầu cũng có sự thay đổi tương đối:

  • Kích thước vùng bụng, xương chậu to hơn. Dễ nhận ra được việc mang thai.
  • Nướu răng của người mang thai sẽ nhạy cảm hơn, dễ bị chảy máu. Do đó, mẹ bầu nên đổi bàn chải đánh răng thành loại mềm. Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu càng phải chú ý về việc vệ sinh răng miệng vì viêm lợi, viêm nướu cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến việc sinh non.
  • Lượng dịch âm đạo sẽ gia tăng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, việc này hoàn toàn bình thường khi mang thai. 
  • Mẹ bầu cũng sẽ dễ bị táo bón khi mang thai 14 tuần, do đó mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ.
  • Nhu cầu sinh lý của người mẹ cũng có một số sự thay đổi. Sẽ có trường hợp mẹ bầu tăng hoặc giảm trong nhu cầu quan hệ tình dục.
  • Từ thời điểm bầu 14 tuần trở đi, phần da xung quanh đầu vú, vùng nách, vùng bụng sẽ bắt đầu sạm đen. Việc thay đổi sắc tố trên da là điều bình thường khi mang thai nên mẹ bầu không cần phải lo lắng, thông thường sau khi sinh thì các phần này sẽ mờ đi dần.
dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh
Mẹ bầu bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn

3. Mẹ nên lưu ý gì khi mang thai ở tuần 14

  • Thời điểm này thai nhi đã có thể nghe được tiếng động bên ngoài, do đó mẹ bầu có thể tiến hành thai giáo như: trò chuyện, đọc sách cho trẻ,...
  • Bổ sung dinh dưỡng: Thời điểm thai 14 tuần là lúc trẻ phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ. Do đó mẹ bầu cần phải chú ý rất nhiều vào việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tránh ăn các thực phẩm sống, nấu chưa chín.
  • Khám thai định kỳ để có thể theo dõi tình hình của thai nhi, bác sĩ đưa hướng dẫn và đưa lời khuyên.
  • Không nên vận động mạnh. Mẹ bầu nên tham gia các lớp học bơi, lớp yoga cho người mang thai, hoặc đơn giản chỉ là đi tản bộ. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên làm các công việc nặng, tránh tham gia các hoạt động như leo núi, chạy bộ,...
  • Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Vệ sinh, chăm sóc kỹ răng miệng, tránh tình trạng viêm lợi, viêm nướu.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh kích động gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
bầu 14 tuần
Tiến hành thai giáo cho trẻ từ trong bụng mẹ

4. Chế độ dinh dưỡng của mẹ ở tuần 14

Thai 14 tuần phát triển như thế nào phụ thuộc gần như là dựa vào chế độ dinh dưỡng của mẹ. Đây là giai đoạn trẻ hình thành, phát triển hoàn thiện tất cả về thể chất cho đến tinh thần. Do đó, mẹ bầu cần chú ý:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kẽm để thai nhi có thể phát triển tốt về xương và chiều cao.  
  • Mẹ bầu cần phải đảm bảo hấp thụ đủ canxi 1200mg/ngày, để được như vậy, mẹ bầu có thể ăn các thực phẩm như cá, trứng, tôm, cua,... và hằng ngày nên bổ sung thêm sữa.
  • Mẹ bầu cũng nên ăn nhiều trái cây, uống nước ép để cung cấp Vitamin cần thiết cho thai nhi. Đồng thời cũng giúp mẹ giảm được triệu chứng táo bón.
  • Tránh ăn các thực phẩm có hại cho thai nhi như hải sản sống, thực phẩm chưa nấu chín, sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,...
thai nhi tuần thứ 14
Thực phẩm giàu Vitamin hạn chế triệu chứng táo bón

5. Những bài tập phù hợp cho mẹ ở tuần 14 của thai kỳ

Mẹ bầu 14 tuần không chỉ nên chú ý về dinh dưỡng của các bữa ăn, mẹ bầu cũng nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và vận động hợp lý. Khi thai nhi tuần thứ 14, mẹ bầu có thể thực hiện một số bài vận động sau:

Bài tập 1: Đi bộ.

Bác sĩ luôn khuyến khích mẹ bầu nên thường xuyên đi bộ. Đây chính là một phương thức vận động an toàn và dễ thực hiện .

Bài tập 2: Động tác chân đặt lên tường

Một tư thế yoga dễ thực hiện dành cho mẹ bầu. Mẹ bầu chỉ cần nằm ngửa, hai chân và mông đặt sát tường, tay đặt trên bụng. Mẹ bầu chỉ cần giữ tư thế như vậy từ 5 đến 10 phút mỗi ngày có thể giúp giảm sưng cho mắt cá chân và bàn chân.

Bài tập 3: Tư thế con bò/ con mèo

Đối với động tác này mẹ bầu chỉ cần trong tư thế quỳ gối, đặt hai tay xuống đất lòng bàn tay song song, mở rộng ngang vai. Nâng phần mông từ từ, hai tay song song với hai chân vuông góc với mặt sàn và mắt nhìn xuống sàn. 

Động tác này không chỉ phù hợp cho mẹ bầu 14 tuần, phụ nữ mang thai thời kỳ nào cũng có thể thực hiện để giúp cột sống dẻo dai, hỗ trợ việc sinh sản dễ dàng hơn.

mang thai 14 tuần
Động tác Yoga đơn giản phù hợp cho mẹ bầu 14 tuần

6. Dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh mà mẹ cần nắm là gì?

Những dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh:

  • Nhịp tim thai nhi tuần thứ 14 khoảng 140-150 nhịp/ phút.
  • Bộ phận sinh dục của thai 14 tuần đang hoàn thiện.
  • Ruột đã thực hiện chức năng khi em bé thải phân su.
  • Gan của thai 14 tuần tiết mật.
  • Tuyến giáp bắt đầu sản sinh hóc-môn.
  • Trên mặt thai nhi tuần thứ 14 có lông tơ
  • Nang tóc bắt đầu hình thành.

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải chú ý mọi thứ từ việc ăn uống đến thói quen. Qua bài trên, Colos Multi hy vọng có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho các mẹ bầu, nhất là mẹ bầu thai 14 tuần có thể có thêm những kiến thức hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. 

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai nhi 12 tuần tuổi phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai 13 tuần phát triển ra sao? Chiều dài đầu mông thai nhi

Thai 15 tuần phát triển như thế nào? Bé nặng bao nhiêu gam?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *