Thai 39 tuần tuổi phát triển như thế nào? Dấu hiệu chuyển dạ

Chắc hẳn rằng mẹ rất háo hức được gặp bé cưng của mình khi thai 39 tuần. Lúc này trong bụng mẹ, bè vẫn tiếp tục phát triển não bộ và hoàn thiện các chức năng để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh trưởng độc lập ngay khi chào đời. 

1. Sự phát triển của thai nhi tuần 39

Khi thai 39 tuần nghĩa là mẹ đã bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ và sắp sửa lâm bồn. Nếu mọi thứ suôn sẽ, bé sẽ chào đời vào 1 - 2 tuần tiếp theo. Thế nhưng các mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng, bé có thể “đòi ra” bất kỳ lúc nào. Do đó, mẹ luôn luôn sẵn sàng cho mọi tình huống.

Một em bé được cho là đủ ngày tháng khi làm tổ trong bụng mẹ từ 39 - 40 tuần. Nếu bé sinh trước tuần 37 thai kỳ là sinh son, sinh vào tuần 37 - 38 là sinh sớm và sinh trễ là khi bé ra đời vào tuần 41 - 42. Vì thế, mẹ mang thai vào tuần thứ 39 nghĩa là bé đã đủ tháng đủ ngày để có thể chào đời.  

thai 39 tuần
Tuần 39 thai kỳ là lúc bé yêu của bạn nặng hơn 3 kg

Thai 39 tuần nặng bao nhiêu? Vào tuần thứ 39, em bé của bạn đã to và dài hơn hẳn với trọng lượng khoảng 3.168 kg và dài khoảng 50.1 cm. Trong đó, đầu bé chiếm ⅓ số cân nặng và các bé trai thường nặng hơn bé gái đôi chút.  

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Không chỉ to hơn và nặng thêm, su phat trien cua thai nhi tuan 39 còn thể hiện qua các dấu hiệu sau đây: 

Bé mũm mĩm hơn

Bé gần như phát triển hoàn thiện về mặt thể chất nhưng cơ thể bé sẽ tiếp tục tích trỡ mỡ để trở nên béo hơn. Lợp mỡ này khá dày và bao phủ đều khắp cơ thể thai nhi để giữ ấm khi bé rời khỏi tử cung mẹ, đồng thời có thể điều chỉnh thân nhiệt nhanh chóng thích nghi với môi trường sống bên ngoài. 

Não phát triển mạnh

Mỗi ngày qua đi, não của bé sẽ tiếp tục phát triển thêm với tốc độ mạnh mẹ hơn. Trong vòng 4 tuần từ tuần thứ 35 - 39, ước tính não bé tăng thêm khoảng 30%. Và trong 3 năm đầu tiên của cuộc đời, bé con tiếp tục có sự phát triển não bộ vượt bậc giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng quan trọng thông qua việc học hỏi, rèn luyện mỗi ngày. 

 thai 39 tuần tuổi
Đây là giai đoạn mà não bé tiếp tục phát triển mạnh mẽ 

Bé có thể khóc trong bụng mẹ

Dù giai đoạn này tuyến lệ của bé chưa hoạt động, dĩ nhiên là không có nước mắt nhưng bé sẽ có hành động như đang khóc. Lúc này, bé cưng của bạn sẽ lấy tay dụi mắt và mẹ có thể cảm nhận hoặc nhìn thấy được qua siêu âm.

Làn da bé hồng hào

Trẻ sơ sinh đáng yêu không chỉ vì cơ thể mũm mĩm mà còn vì làn da đỏ hồng hào. Giai đoạn này, những mạch máu dưới da của bé phát triển và có thể nhìn thấy qua lớp biểu bì, trông cơ thể bé hồng hào hơn. Nếu bé có làn da trắng là do lớp mỡ dưới da của bé khá dày, che mất mạch máu. 

Bên cạnh đó cũng có trường hợp thai nhi tím tái hoặc xanh xao, nguyên nhân là do hệ tuần hoàn chưa hoạt động nhiều, cơ thể bé còn thiếu oxy và máu. Khi được sinh ra đời, màu da thật của bé sẽ bắt đầu hình thành nhờ sắc tố da kết hợp với môi trường bên ngoài. Lúc này, da bé có thể sẫm màu hoặc sáng màu hơn. Một vài em bé có làn da hơi vàng cũng là điều bình thường. Trừ trường hợp bé bị vàng da kéo dài mới là bệnh lý đáng quan ngại. 

Thai nhi đạp nhiều

Dù không gian bên trong tử cung ngày càng chật hẹp nhưng thai 39 tuần tuổi vẫn đạp khá nhiệt tình, bé sẽ rất vui nhộn và năng động từ giai đoạn này cho đến khi được sinh ra đời. Do đó, mẹ nên theo dõi sát sao cử động của bé, nếu thấy bé trầm lắng hãy thông báo với bác sĩ ngay để được kiểm tra. 

Bé chưa xoay đầu 

Thông thường đến giai đoạn thai 39 tuần tuổi thai kỳ, bé sẽ xoay đầu xuống để chuẩn bị chào thế giới. Tuy nhiên vẫn có nhiều bé chưa chịu xoay đầu. Qua siêu âm nếu phát hiện điều này, nhân viên hộ sinh sẽ hướng dẫn mẹ một vài bài tập phù hợp để giúp bé có thể xoay đầu, không cần đến sinh mổ.

thai 39 tuần nặng bao nhiêu

Làn da bé thường sẽ hồng hào khi chào đời

Những bài tập này thường khá dễ thực hiện, chủ yếu là quỳ gối dang rộng hai chân kết hợp cúi người để bụng và ngực chạm sàn. Ngoài ra, bài tập nghiêng xương chậu cũng phù hợp để mẹ bầu áp dụng nhằm thúc giục bé quay đầu xuống. 

2. Dấu hiệu sắp sinh thai phụ cần lưu ý ở tuần 39 của thai kỳ

2.1. Vỡ ối

Đến giai đoạn thai 39 tuần tuổi, mẹ bầu nên nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh để ứng phó phù hợp. Một trong số đó là hiện tượng rò rỉ nước ối hoặc vỡ ối. Đây là dấu hiệu thông báo rằng bé đang chuẩn bị khởi động để có thể chào đời, mẹ chưa sinh bé ngay mà cần phải chuẩn bị sức khỏe và tinh thần.

Các bác sĩ lưu ý rằng nếu mẹ bầu bị cạn nước ối có thể khiến bé ngạt thở, nguy hiểm hơn là chết não và tử vong. Do đó trong những tuần cuối thai kỳ, mẹ nên gặp bác sĩ để kiểm tra lượng nước ối thường xuyên. Khi nhận thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường, cần phải đến bệnh viện ngay lập tức. 

2.2. Đau lưng 

Đến thời điểm thai 39 tuần tuổi, thai nhi gần như đã tụt xuống hoàn toàn vùng khung xương chậu khiến cho mẹ thấy đau lưng nhiều hơn hẳn các tuần trước đó. Để dễ chịu hơn trước những cơn đau, việc thư giãn, nghỉ ngơi và massage đều đặn là giải pháp phù hợp. Hơn nữa, việc massage này còn giúp mẹ sinh bé dễ hơn, đỡ đau hơn trước các cơn gò chuyển dạ lúc lâm bồn. 

su phat trien cua thai nhi tuan 39
Ở tuần 39 thai kỳ, bụng bầu của mẹ tụt xuống và dễ gây đau lưng

2.3. Bụng bầu tụt xuống 

Vì thai nhi tụt xuống vùng xương chậu bên dưới tử cung kéo theo bụng bầu cũng mẹ cũng tụt xuống thấp, không còn nhô cao như trước. Càng gần đến ngày sinh, mẹ càng cảm thấy cơ thể nặng nề và gặp chút khó khăn trong việc đi lại. Tuy nhiên các bà mẹ cho biết họ thấy dễ thở hơn hẳn. 

Những bà mẹ chưa tụt bụng bầu vào tuần thai 39 nghĩa là ngôi thai vẫn còn ngược (bé chưa xoay đầu). Nếu như mẹ có dấu hiệu sắp sinh trong 24 giờ kèm theo các dấu hiệu vỡ ối, bụng đau nhiều, cổ tử cung hé mở thì bác sĩ sẽ cho mẹ sinh mổ nhằm đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. 

2.4. Ra máu ở âm đạo 

Một trong những dấu hiệu sắp sinh khi thai 39 tuần dễ nhận thấy chính là ra máu âm đạo. Máu thường có màu hồng hoặc màu nâu, lượng máu cũng khá ít. Nhiều mẹ bầu ra máu nhưng không đau bụng chuyển dạ. Do đó khi phát hiện ra máu, mẹ nên đến bệnh viện ngay.

2.5. Hơi thở ngắt quãng, dồn dập 

Bé sẽ ra đời trong vài giờ tới khi mẹ có hơi thở dồn dập và ngắt quãng. Kèm theo đó là những cơn đau bụng, đau lưng hoặc buồn nôn vô cùng khó chịu. Các bà mẹ sẽ cảm thấy mình trở nên yếu ớt hơn. Tốt nhất là mẹ nên ở bệnh viện trong thời điểm này để được bác sĩ và y tá hỗ trợ.

2.6. Chuột rút nhiều hơn 

Không chỉ có đau lưng mà thai phụ còn bị chuột rút nhiều vào thời điểm thai 39 tuần. Lúc này, xương chậu và cơ khớp ở tử cung của mẹ đang bắt đầu giãn ra để tạo điều kiện thuận lợi cho bé chào đời, gây ra các cơn chuột rút khá đau đớn. Điều này bình thường nên các mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên nếu chuột rút thực sự khiến mẹ không thể chịu nổi thì việc gặp bác sĩ là cần thiết.

bầu 39 tuần
Mẹ bầu dễ bị chuột rút vào giai đoạn cuối của thai kỳ

2.7. Dịch nhầy tiết ra nhiều

Càng gần đến ngày sinh, cổ tử cung của mẹ càng mềm và dần giãn ra giúp bé có thể thuận lợi chui ra ngoài. Do đó, âm đạo của mẹ sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy màu trắng, trang đục hoặc màu vàng. Tuy nhiên đây chưa phải là dấu hiệu sắp sinh ngay. 

Khi dịch nhầy âm đạo của mẹ có màu nâu hoặc màu hồng thì quá trình bé chào đời sắp diễn ra trong khoảng 24 giờ tới. Lúc này mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và theo dõi. 

2.8. Tử cung mở

Một trong những dấu hiệu sắp sinh dễ nhận biết nhất chính là tử cung bắt đầu mở. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ kiểm tra xem cổ tử cung mẹ mở được bao nhiêu phân. Nếu tử cung chưa mở thì chưa đến lúc em bé ra đời. Ngược lại, tử cung đã mở và càng ngày càng mở rộng hơn, đồng nghĩa với việc bé đã sẵn sàng để “xin chào thế giới”. 

Một số trường hợp tử cung mẹ đã mở hoàn toàn nhưng vẫn chưa thể sinh là vì em bé trong búng quá to. Lúc này mẹ không thể sinh thường mà buộc phải sinh mổ.

2.9. Cơ gò cứng bụng

Khi thai 39 tuần và những cơn gò cứng bụng xuất hiện với tần suất liên tục gây cảm giác đau hơn hẳn so với bình thường, nghĩa là cơn đau chuyển dạ đã đến và mẹ cần sẵn sàng để hạ sinh bé. 

thai nhi 39 tuần
Những cơn gò cứng bụng xuất hiện là dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ

Thông thường các cơn gò này sẽ kèm theo một số dấu hiệu khác như tử cung giãn nở, rỉ ối, vỡ ối,... Việc duy nhất mà mẹ bầu và gia đình cần làm là đến ngay bệnh viện để chuẩn bị lên bàn sinh.

2.10. Rối loạn tiêu hóa

Ở một số bà bầu, cảm giác buồn nôn và tiêu chảy có thể xuất hiện khi bắt đầu quá trình chuyển dạ. Do đó mẹ cần theo dõi tình trạng cơ thể của mình để kịp thời đến bệnh viện sinh bé. 

Trên đây là những thông tin quan trọng về sự phát triển của thai 39 tuần và các dấu hiệu chuyển dạ quan trọng mà mẹ bầu cần nắm rõ để có thể chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt nhất, cùng bé yêu vượt cạn thành công. 

Lưu ý: Thông tin trên trang web này không nên được sử dụng để thay thế cho việc chăm sóc y tế và lời khuyên của bác sĩ nhi khoa của bạn. Có thể có các cách điều trị khác nhau mà bác sĩ nhi khoa của bạn có thể đề nghị dựa trên các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ bầu

Thai nhi 37 tuần phát triển như thế nào? Lời khuyên cho mẹ

Thai nhi 38 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý cho mẹ

Thai nhi 40 tuần vẫn chưa có dấu hiệu sinh? Lời khuyên dành cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *