Rạn da khi mang thai có hết không? Dấu hiệu và cách ngăn ngừa

Rạn da khi mang thai - nỗi ám ảnh của các mẹ bầu trong thời gian thai kỳ. Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể của mẹ tăng nhanh hơn so với mức co dãn của da, dễ thấy nhất là ở vùng bụng, ngực, hông, đùi hoặc bắp chân. Vậy làm thế nào để phòng ngừa, hạn chế hoặc khôi phục lại làn da mịn màng sau khi sinh, hãy cùng tìm hiểu với Colos Multi nhé.

rạn da khi mang thai
Rạn da khi mang thai không xấu, đây là minh chứng cho sự thiêng liêng của tình mẹ

1. Rạn da khi mang thai xuất hiện vào thời điểm nào?

Mang thai là hành trình hạnh phúc và ý nghĩa của đa số mẹ bầu, trái lại với những giây phút ngọt ngào thì mẹ cũng sẽ phải đối mặt với những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cơ thể. Rạn da khi mang thai là một trong những vấn đề rắc rối đó.

Dấu hiệu bị rạn da khi mang thai là khi mẹ tăng cân nhanh hơn so với mức co dãn của da thì những vết rạn da ấy sẽ đột ngột xuất hiện nhiều nhất ở những nơi như là vùng bụng và ngực, kế tiếp là cánh tay, mông, đùi và bắp chân. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ rồi dần dần chuyển sang màu đen hoặc xám sau khi sinh.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
rạn bụng bầu
Thời gian rạn da xuất hiện tùy thuộc vào cơ địa của mẹ

Cụ thể hơn, màu sắc của các vết rạn da khi mang thai sẽ phụ thuộc vào sắc tố da của mỗi người. Ví dụ, nếu da của mẹ thuộc loại sáng màu thì các vết rạn da màu đỏ khi mang thai sẽ xuất hiện. Còn mẹ với làn da sẫm màu hơn thì các vết rạn thường sáng hơn cả màu da của họ. 

Cũng như màu sắc thì vết rạn không xuất hiện tại một thời gian cố định nào, mà sẽ phát sinh sớm hay muộn hoặc không có phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Theo thống kê của chuyên gia, khoảng 90% mẹ bầu gặp phải tình trạng rạn da khi bước vào tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Các vết rạn sẽ lớn dần theo tuổi thai và theo cân nặng của sản phụ nếu trọng lượng cơ thể tăng nhanh.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rạn da khi mang thai

Không phải bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải hiện tượng rạn da, do Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ nên mới xảy ra tình trạng rạn da khi mang thai. 

Ngoài những nguyên nhân như tuổi của thai phụ càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, hay là mẹ mang đa thai cũng có thể là nguyên nhân gây rạn da bởi bụng lớn hơn, da phải căng ra tạo không gian rộng rãi cho bé. Mẹ bầu bị rạn da khi mang thai còn có thể là do những nhân tố sau đây:

vết rạn da màu đỏ khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây rạn bụng bầu

2.1. Hormone trong cơ thể thay đổi

Tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ có những sự thay đổi rõ rệt khi mẹ bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ. Nguyên nhân là vì thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hoocmon estrogen nhằm kích thích việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melanin làm tăng sắc tố da. Chính vì nguyên nhân trên mà các vết rạn da khi mang thai bắt đầu hình thành và có màu sắc sẫm hơn so với vùng da xung quanh, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.

2.2. Do tăng cân quá nhanh

Khi mẹ mang thai, trọng lượng cơ thể tăng nhanh sẽ khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và dần mất đi sự đàn hồi. Cách tốt nhất để hạn chế là cố gắng kiểm soát cân nặng khi mang thai, chỉ tăng ở mức khoảng từ 7-15kg trong suốt thai kỳ.

rạn da khi mang thai có hết không
Tăng cân quá nhanh sẽ ảnh hưởng nhiều đến làn da

2.3. Do cơ địa

Tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu mà xuất hiện vết rạn da khi mang thai nói riêng và những bệnh lý khác nói chung. Đối với những người có cấu trúc da bền vững, độ đàn hồi cao thì sẽ ít bị rạn hơn so với những người có cấu trúc da yếu. 

2.4. Do di truyền 

Đặc biệt, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến sự hình thành các vết rạn da. Nếu bất kỳ người thân trong gia đình từng có hiện tượng rạn da khi mang thai thì mẹ càng có khả năng cao gặp phải tình trạng tương tự. Đừng lo lắng hay bất ngờ về điều này mẹ nhé, hãy hỏi thăm ngay biện pháp khắc phục, đồng thời theo dõi những thông tin mà Colos Multi sắp bật mí sau đây. 

3. Mẹ bầu nên làm gì để chống rạn da?

Rạn da khi mang thai có hết không? Đây chắc sẽ là câu hỏi mà các mẹ muốn biết đáp án ngay lúc này vì ai cũng muốn có một làn da mịn màng sau thời gian sinh nở. Không chỉ gây ảnh hưởng hưởng đến thẩm mỹ, những vết rạn cũng có thể gây ngứa khiến mẹ vô cùng khó chịu. 

Vì lẽ đó mà phòng ngừa rạn bụng bầu là giải pháp giúp bảo vệ mẹ một cách tối ưu. Những cách sau sẽ hạn chế sự xuất hiện của các vết rạn và đồng thời giúp việc làm mờ vết rạn da sau sinh dễ dàng và hiệu quả hơn.

dấu hiệu bị rạn da khi mang thai
Phòng ngừa và hạn chế rạn da là giải pháp tối ưu

3.1. Uống nhiều nước để hạn chế rạn da 

Nước là khởi nguồn của sự sống nên đóng vai trò quan trọng với con người. Đặc biệt đối với mẹ bầu khi nước là dung môi giúp tổng hợp và vận chuyển các vitamin, khoáng chất đến các tế bào máu. Các tế bào máu này sẽ cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng thai nhi sinh trưởng và phát triển thông qua nhau thai. 

Uống nhiều nước giúp giải độc cơ thể, giữ các tế bào da mềm, ẩm, và tăng tính đàn hồi từ đó giúp da khỏe đẹp và “hô biến” các vết rạn da khi mang thai sau khi sinh. Bạn có thể áp dụng một số thói quen uống nước dưới đây:

  • 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày là mức mà mẹ bầu nên cung cấp cho cơ thể.
  • Bổ sung rau và trái cây mọng nước như dưa leo, kiwi, cam, táo,... để cung cấp thêm nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước trái cây hoặc các loại trà thảo mộc không chứa caffeine sẽ giúp cơ thể cung cấp đủ lượng nước nếu mẹ không muốn uống nước lọc.
rạn da bụng khi mang thai
Nước trái cây hạn chế những vết rạn da

3.2. Kiểm soát cân nặng hợp lý để chống rạn da khi mang thai 

Tăng cân là tình trạng rất bình thường đối với mẹ bầu, nhưng nếu trọng lượng cơ thể đột ngột tanh nhanh lại trở thành nguyên nhân hàng đầu khiến các vết rạn da xuất hiện nhanh và nhiều hơn. Chính vì vậy, kiểm soát cân nặng hợp lý là giải pháp mẹ cần áp dụng ngay để chống lại  tình trạng rạn bụng bầu này.

Tuy nhiên làm sao kiểm soát cân nặng một cách hợp lý thì bản thân mẹ bầu trước hết phải làm được những điều này:

  • Không nên ăn quá nhiều: Khi mang thai mẹ sẽ phải nạp nhiều năng lượng hơn so với trước, nhưng không phải vì điều đó mà ăn gấp đôi lượng thức ăn để đủ cho 2 người mẹ và bé, mà mẹ phải tùy theo tình trạng cân nặng mỗi ngày mà điều chỉnh lượng thức ăn dinh dưỡng.
  • Nhưng cũng không được ăn quá ít vì đây là lúc bé cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể trong bụng mẹ và tránh bệnh lý cho sau này. Mẹ nên theo một chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là nên thăm khám định kỳ và ăn uống theo chế độ ăn mà bác sĩ khuyến cáo.

3.3. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng 

Chăm sóc da từ bên trong lẫn bên ngoài, xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng cho da, cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn da khi mang thai xuất hiện. Bên cạnh đó cân đối chế độ ăn trong thai kỳ sẽ đảm bảo cho mẹ bầu lẫn thai nhi đều được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu.

Hãy bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ tốt cho da như gợi ý sau:

  • Theo ý kiến của các chuyên gia, thực phẩm giàu các chất có khả năng chống oxy hóa để giúp bảo vệ và nâng niu làn da của mẹ là trái cây và rau xanh, ví dụ như việt quất, táo, súp lơ xanh, cải bó xôi,...
  • Để mang lại hiệu quả bảo vệ màng tế bào da, mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin E. Các loại quả hạch, bông cải, cải rổ và một số loại hạt chính là nguồn vitamin E tự nhiên dành cho mẹ bầu lựa chọn.
  • Thực phẩm giàu vitamin A như rau màu xanh đậm, khoai lang, cà rốt, bí đỏ,... có tác dụng hồi phục các mô da bị tổn thương do phá vỡ. Tuy nhiên, mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thích hợp để tránh hàm lượng Vitamin A cao có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
bụng bầu bị rạn
Cân đối chế độ dinh dưỡng ngăn chặn tình trạng rạn da
  • Bổ sung lượng vitamin D dồi dào cho cơ thể có thể giảm nguy cơ bị rạn da, tăng cường miễn dịch, phân chia tế bào và phát triển khung xương ở thai nhi. Mẹ bầu có thể hấp thu vitamin D là bằng cách tắm nắng. Ngoài ra, các thực phẩm như ngũ cốc, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa cũng rất giàu vitamin D.
  • Cơ thể không thể tự tổng hợp omega-3 và omega-6 được mà cần phải được bổ sung dưới dạng một số loại thực phẩm như: cá hồi, dầu cá hoặc quả óc chó sẽ giúp làn da mịn màng và giữ tế bào da khỏe mạnh. 
  • Kẽm là loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng làn da cũng như có tác dụng hỗ trợ sự phát triển tốt cho thai nhi. Mẹ đừng bỏ qua thực phẩm giàu dưỡng chất như sữa, ngũ cốc, rau xanh các loại hạt nhé.

3.4. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da

Cách trị rạn da cho bà bầu bằng tinh dầu cũng khá hữu ích, Vì chúng không chỉ khiến cho cơ thể được thư giãn mà còn có tác dụng dưỡng ẩm và giữ nước cho da, giúp làn da mịn màng và tăng tính đàn hồi. Mẹ có thể xoa cá loại tinh dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu hạnh nhân hay dầu oliu lên bất cứ vùng da dễ rạn như vùng bụng, ngực, cánh tay hay bắp đùi,…

Hãy lựa chọn các thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ uy tín để bảo vệ da một cách tối ưu nhất, đồng thời nên dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm nhằm hạn chế sự mất nước cũng như hãy chăm sóc da trước khi đi ngủ.

bầu rạn da
Tinh dầu thiên nhiên bảo vệ làn da mẹ bầu

3.5. Tẩy tế bào chết cho da bụng thường xuyên 

Tẩy tế bào chết là một biện phát giúp làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da khi mang thai nhờ khả năng thúc đẩy quá trình đổi mới da được nhiều mẹ bầu ưa chuộng. Việc tẩy da chết giúp loại bỏ tế bào khô đã chết và tạp chất, kích thích tuần hoàn máu và giữ da luôn khỏe mạnh. 

Có 2 cách tẩy da chết an toàn cho phụ nữ mang thai là:

  • Tẩy tế bào chết vật lý: Dùng dụng cụ hoặc các hạt có công dụng “tẩy sạch” các tế bào da khô, bong tróc như bàn chải khô, đường hoặc muối.
  • Tẩy tế bào chết hóa học: Làm tan các tế bào chết bằng cách sử dụng các thành phần bôi ngoài da như các loại axit, enzym trái cây an toàn cho thai nhi để làm tan các tế bào chết.

3.5. Tập luyện thể thao 

Tập thể dục thể thao và vận động đều đặn không chỉ giúp tăng tính đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu mà nó còn kiểm soát cân nặng hợp lý giúp hạn chế rạn da khi mang thai. 

Mẹ bầu có thể tập những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với phụ nữ mang thai như kegel, Yoga hoặc Pilates để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, hỗ trợ tốt hơn cho việc vượt cạn của mình và dễ dàng hồi phục vóc dáng sau sinh.

bà bầu bị rạn da bụng
Tập luyện thể thao khiến mẹ khỏe hơn

3.6. Massage da thường xuyên

Đây cũng là một cách hiệu quả để hạn chế các vết rạn. Massage thường xuyên giúp da luôn đảm bảo độ đàn hồi tốt nhất kích thích tuần hoàn máu, dưỡng chất vận chuyển một cách thuận lợi để cung cấp cho da mỗi ngày.

3.7. Sử dụng kem chống rạn da 

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại mỹ phẩm chứa sulfate sẽ làm khô và giảm độ đàn hồi của da, không chỉ thế mà còn có thể gây hại cho thai nhi.Vì vậy mẹ nên chọn lựa những loại kem chống rạn được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên như dầu dừa hay dầu ô liu.

Những vết rạn da khi mang thai tuy gây mất thẩm mỹ, khiến mẹ mất tự ti vào vẻ đẹp của mình nhưng nếu được phòng ngừa từ sớm và có phương pháp khắc phục thì sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa. Hy vọng những thông tin mà ColosMulti đã tổng hợp sẽ giúp mẹ tự tin và bảo vệ làn da một cách khoa học.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đau lưng khi mang thai: Lý do & cách giảm đau hiệu quả

Viêm phụ khoa khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Mẹ bầu thừa sắt khi mang thai và những hậu quả khôn lường

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *