Có nên nặn sữa non khi mang thai không? Hại mẹ, hại cả con

Với thông tin cho rằng sữa non là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, nhiều diễn đàn mẹ và bé đã truyền tai nhau những thông tin không chính thống xoay quanh câu hỏi có nên nặn sữa non khi mang thai? Vậy câu trả lời chính xác là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nặn sữa non khi mang thai nên hay không nên?
Nặn sữa non khi mang thai nên hay không nên?

1. Sữa non là gì? 

Sữa non là loại sữa thường được hình thành từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Nhiều mẹ bầu bắt đầu có dấu hiệu cương cứng ngực và tiết ra sữa non sau 48 giờ từ lúc sinh nở. Khi sữa non hình thành, đầu ti sẽ xuất hiện một số đốm trắng li ti như mụn và đầu ti bắt đầu ngứa rát nhẹ. Sữa non được nghiên cứu có chứa nhiều dưỡng chất bao gồm các loại Vitamin cùng các kháng thể tự nhiên thúc đẩy hệ miễn dịch, bảo vệ đường ruột và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Vậy có nên nặn sữa non khi mang thai? Chúng ta cùng tiếp tục tìm câu trả lời nhé.

Mẹ bầu sẽ có hiện tượng đau rát lồng ngực khi sữa non bắt đầu hình thành
Mẹ bầu sẽ có hiện tượng đau rát lồng ngực khi sữa non bắt đầu hình thành. Vậy có nên nặn sữa non khi mang thai không?

2. Lý do sữa non quý giá?

Sữa non là là loại sữa chứa nhiều dưỡng chất quý giá được sản sinh từ cơ thể của người mẹ trong quá trình thay đổi hormone. Đây là loại sữa quan trọng góp phần giúp bé khỏe mạnh và lớn khôn trong những tháng đầu tiên khi chào đời. Sữa non có chứa thành phần chính là Protein, chất béo tốt, kháng thể Immunoglobulin G và Globulin đóng vai trò như một loại Vacxin kích thích cơ thể sản sinh ra các vi khuẩn có lợi bảo vệ cơ thể của trẻ nhỏ. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Thị Hiên

Immunoglobulin G (IgA) là kháng thể có tác dụng giảm khả năng tấn công của các mầm bệnh bên ngoài môi trường làm hại đến cơ thể của trẻ nhỏ, đặc biệt là các vùng cổ họng, phổi và dạ dày. Sữa non còn góp phần loại bỏ lượng Bilirubin thừa ra khỏi cơ thể, tránh được tình trạng vàng da và dị ứng ở trẻ nhỏ. 

3. Có nên nặn sữa non khi mang thai không?

Ở nhiều mẹ bầu, có thể thấy sự xuất hiện của sữa non từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sữa non tiết ra vô cùng ít cũng như không đáng kể. Để vắt được lượng sữa non này khiến mẹ bầu vô cùng đau và tốn sức. Nhưng liệu việc làm này có nên làm hay không?

Trả lời: Các bác sĩ khoa sản trực thuộc bệnh viện Trung ương cho biết: “Việc trữ sữa non cho trẻ sơ sinh ở Việt Nam khó lòng đảm bảo được tiêu chuẩn vệ sinh. Vì vậy, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn, khiến trẻ bị nhiễm trùng và gây ra nhiều vấn đề không tốt cho trẻ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện”. Sau khi sinh nở, sữa non sẽ được tiết ra nhiều hơn kết hợp với tác động bú sữa của bé sẽ khiến sữa được nạp trực tiếp vào cơ thể của trẻ nhỏ, tránh được tình trạng nhiễm khuẩn cho bé. 

Việc nặn sữa non sẽ gây ra các cơn co rút tử cung và gây nguy hiểm cho mẹ và bé
Việc nặn sữa non sẽ gây ra các cơn co rút tử cung và gây nguy hiểm cho mẹ và bé

Bên cạnh đó, việc xoa bóp đầu vú sẽ kích thích tăng tiết oxytocin nội sinh và tạo ra các cơn co rút ở tử cung, khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ bị sinh non. Đặc biệt, với các mẹ bầu có tiền sử đẻ mổ, khi xuất hiện các cơn co rút ở tử cung có thể gây xuất huyết âm đạo, vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, dù khi xuất hiện sữa non sẽ gây đau tức vùng ngực những các mẹ bầu tuyệt đối không nên nặn sữa non và gây tổn thương vùng ngực! Như vậy, câu trả lời sẽ là không khi mẹ bầu thắc mắc "Có nên nặn sữa non khi mang thai không?"

4. Nên làm gì khi sữa non tiết quá nhiều trong thai kỳ?

Một số mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng sữa non tiết ra quá nhiều trong giai đoạn thai kỳ. Với hiện tượng này, các mẹ có thể tùy biến xử lý theo lượng sữa non tiết ra như thế nào. Nếu lượng sữa non tiết ra ở ngưỡng tương đối, có thể sử dụng các biện pháp tạm thời như dùng miếng lót thấm sữa vào ban ngày. Thực hiện thay thế 4 tiếng 1 lần hoặc thay khi miếng thấm đã ướt hoàn toàn để tránh gây nhiễm khuẩn hoặc ảnh hưởng đến đầu ti. Phương pháp này sẽ giảm được cảm khác ẩm ướt ở áo ngực và gây mất thiện cảm trong trường hợp đang đi làm tại văn phòng. 

Buổi tối, các mẹ bầu có thể sử dụng áo ngực chuyên dụng kèm bông lót để đảm bảo ngực luôn được thông thoáng và sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu sữa non tiết ra quá nhiều và các phương pháp trên không thể đáp ứng tối đa, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận tư vấn chính xác, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Thay vì thế, tuyệt đối không dùng tay để nặn sữa non hoặc nặn sữa non thủ công để tránh gây ảnh hưởng đến ti sữa hoặc ảnh hưởng đến cả mẹ và con. 

Có thể sử dụng một số biện pháp để thấm hút lượng sữa non tiết ra một cách an toàn
Có thể sử dụng một số biện pháp để thấm hút lượng sữa non tiết ra một cách an toàn

Thông qua các giải đáp chi tiết nếu trên, trả lời câu hỏi “Có nên nặn sữa non khi mang thai không?”, câu trả lời là tuyệt đối không nên! Việc nặn sữa non sẽ gây ra nhiễm khuẩn đầu ti hoặc nghiêm trọng hơn là sinh non, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Hãy chọn lọc thông tin chính xác để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và con!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng dẫn các mẹ cách tính lượng sữa cho trẻ sinh non

Có nên nặn sữa non ở trẻ sơ sinh? Mẹo này có đáng tin?

Sữa non của mẹ có màu gì? Mẹ mang thai bao lâu thì có sữa non?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *