Chế độ ăn uống khi mang thai không chỉ cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho mẹ mà còn cho thai nhi có sự phát triển toàn diện, khoẻ mạnh. Chính vì vậy để có chế độ khoa học như ăn uống thế nào? ăn gì tốt cho bà bầu? số lượng bao nhiêu?… sẽ đều được tiết lộ trong bài viết lần này. Dưới đây là 23 loại thực phẩm mà các chị em đang mang thai nên bổ sung ngay vào chế độ ăn để mẹ khoẻ mạnh, con phát triển tốt.

1. Những loại thực phẩm tốt cho bà bầu
Để làm sao bé có thể phát triển toàn diện cả thể chất và trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ? Các mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng và đừng bỏ qua những loại thực phẩm dinh dưỡng được “gọi tên” dưới đây nhé!
1.1 Thịt nạc (bò, gà, heo)
Các sản phẩm thịt nạc rất giàu protein, các loại chất khoáng và vitamin có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé trong thời gian thai kỳ. Mẹ bầu nên lựa chọn thịt nạc bởi nhiều mẹ luôn muốn tìm hiểu rằng: “bà bầu ăn gì để con to” và thịt nạc sẽ giúp mẹ và bé có đủ sắt, canxi, kẽm, photpho… cùng các vitamin giúp sản xuất tế bào máu và tăng lượng oxy mà cơ thể mẹ cung cấp cho em bé nhưng không làm mẹ bầu dư thừa cân nặng.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

1.2 Sữa
Sữa là thực phẩm cần thiết hàng ngày của mẹ bầu. Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng chuột rút, mệt mỏi do thiếu hụt canxi, vitamin D. Còn với thai nhi khi thiếu canxi sẽ bị còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Do đó việc bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua… là cần thiết để mẹ và bé khoẻ mạnh. Ngoài ra trong sữa còn chứa lượng men vi sinh quý giá, giúp hệ tiêu hoá mẹ khoẻ mạnh, ngăn ngừa chứng táo bón và giúp mẹ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

1.3 Táo
Ăn gì tốt cho bà bầu? Chắc chắn không thể bỏ qua táo. Đây được biết là loại quả có chứa hàm lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với cam. Đặc biệt táo còn giàu vitamin A, vitamin B3, axit folic… rất tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá và đặc biệt ăn táo hàng ngày trong thời gian mang thai có thể giúp phòng ngừa tình trạng sinh non hiệu quả. Ngoài ra, táo còn cung cấp chất phloridzin và boron hỗ trợ và bảo vệ xương khớp. Nhờ vậy mà mẹ bầu bổ sung táo vào chế độ ăn còn có thể ngăn ngừa đau lưng, đau khớp gối trong khi mang thai.

1.4 Khoai lang
Khoai lang là thực phẩm chứa Beta - carotene, chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp hình thành và phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung 700mg Beta - carotene để bé thông minh ngay từ khi trong bụng mẹ. Do đó, câu hỏi nhiều mẹ băn khoăn rằng bà bầu ăn gì tốt nhất thì khoai lang là một thực phẩm không thể bỏ qua.

1.5 Trứng
Trong những món ăn tốt cho bà bầu và thai nhi không thể bỏ qua trứng gà. Các mẹ bầu cần bổ sung 400 - 600mg choline mỗi ngày và chỉ 1 quả trứng đã cung cấp đến 113mg choline. Đây là chút giúp tăng khả năng tập trung, ghi nhớ tốt cho thai nhi. Ngoài ra, trứng gà chứa nhiều vitamin D giúp giảm nguy cơ tiền sản giật ở mẹ, từ đó cũng bớt những ảnh hưởng tiêu cực lên não bộ ở thai nhi.

1.6 Cá hồi
Trong cá hồi có chứa nhiều axit béo không no, rất tốt trong việc phát triển hệ thần kinh và não bộ ở thai nhi. Nhờ có thành phần Omega 3 vượt trội, ăn cá hồi thường xuyên có thể giúp bé thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Cá hồi cũng rất tốt cho phụ nữ mang bầu bởi chứa nhiều vitamin, các chất béo tốt giúp nuôi dưỡng cơ thể, da dẻ hồng hào cho mẹ bầu.

1.7 Nước cam
Bà bầu nên bổ sung nước cam vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày bởi cam có chứa axit folic và kali - chất giúp ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi, ngoài ra giúp các tế bào máu luôn khoẻ mạnh. Ngoài ra, cam còn chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện làn da tươi trẻ cho mẹ bầu. Uống nước cam thường xuyên có thể giúp mẹ bầu điều hoà huyết áp ổn định trong suốt thai kỳ.

1.8 Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh như súp lơ, các loại họ nhà cải… nên được bổ sung vào dinh dưỡng hàng ngày của mẹ bầu. Rau lá đậm chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hoá, các vitamin C, K, A và cả sắt giúp mẹ bầu đủ dinh dưỡng, em bé phát triển toàn diện đủ các nhóm chất cần thiết.

1.9 Bí đỏ
Khi được hỏi rằng: “Bà bầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?” thì bí đỏ là một thực phẩm không nên bỏ qua. Việc bổ sung bí đỏ vào bữa ăn giúp bổ sung lượng lớn vitamin A, C cho cả mẹ và bé. Ngoài ra trong bí đỏ còn có những chất rất tốt cho hệ miễn dịch, giúp mẹ ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt, giảm nguy cơ đột quỵ trong suốt thời gian thai kỳ.

1.10 Các loại hạt
Các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, hạnh nhân, hạt macca… rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. các loại hạt giàu chất béo tốt, giàu chất xơ… giúp giảm chứng táo bón trong giai đoạn mang thai. Các loại hạt còn giàu vitamin B, chất đạm, sắt… giúp thai nhi phát triển não bộ một cách toàn diện. Mẹ bầu nên sử dụng hạt dinh dưỡng hợp lý bởi các loại hạt chứa lượng calo rất cao.

1.11 Dầu gan cá
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên bổ sung Omega 3 để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ sự phát triển của não bộ và trí tuệ cho thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Ngoài ra, nhờ Omega 3 mà bé còn có thể tăng cường sức đề kháng ở hệ miễn dịch, giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn trong suốt quá trình mang thai. Cùng với đó, việc bổ sung Omega 3 sẽ giúp mẹ có cơ thể khỏe mạnh suốt thai kỳ, giảm nguy cơ tiền sản giật, trầm cảm sau sinh và giảm khả năng sinh non, mẹ cũng mau hồi phục sau sinh nở.

1.12 Những món ăn làm từ đậu
Nhờ chứa hàm lượng Axit folic cao hay vitamin B9, các loại đậu có vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai. Thiếu những dưỡng chất này bà bầu có nguy cơ cung cấp thiếu lượng oxy cho thai nhi. Từ đó có thể dẫn đính tình trạng thai chết lưu, sẩy thai, hoặc em bé sinh ra bị ngạt, thiếu oxy. Cùng với đó trẻ sơ sinh còn có thể bị dị tật bẩm sinh hay mắc các vấn đề về hệ thần kinh. Ngoài ra trong các loại đậu rất giàu chất xơ và sắt, mẹ bầu có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để có đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé suốt thời gian thai kỳ.

1.13 Bơ
Các mẹ bầu luôn mong muốn có thời gian mang thai khỏe mạnh có thể nhờ đến tác dụng của quả bơ. Bơ là thực phẩm giàu chất xơ, khi được bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn uống của mẹ bầu có thể giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp hệ miễn dịch của mẹ khoẻ hơn.
Ngoài ra trong quả bơ có hàm lượng chất béo bão hoà cao, đây là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với hệ tim mạch, giúp lượng đường trong máu của mẹ bầu ổn định và tránh được tình trạng tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, trong quả bơ có chất béo không bão hoà đơn, điều này sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, không cảm thấy mệt mỏi hay tỉnh giấc giữa đêm.

1.14 Trái cây sấy
Trái cây sấy khô là thực phẩm rất giàu canxi, magie, kẽm… cùng nguồn chất oxy hóa dồi dào rất tốt trong việc xoa dịu những cơn đói của mẹ bầu. Do đó, rất thích hợp để sử dụng trái cây sấy như bữa ăn nhẹ lành mạnh. Các loại trái cây sấy được biết rất giàu vitamin A cần thiết cho sự phát triển răng và xương của em bé.
Nhờ bổ sung lượng trái cây sấy phù hợp, mẹ sẽ có đủ năng lượng để hoạt động hàng ngày, cũng như là một cách để giảm stress, căng thẳng trong quá trình mang bầu. Với những mẹ bầu nhẹ cân, làm sao để “Bà bầu ăn gì để con tăng cân nhanh?” thì các loại trái cây sấy chắc chắn là sự lựa chọn phù hợp.

1.15 Uống đủ nước
Mẹ bầu cần thường xuyên uống nước không chỉ tốt cho cơ thể mà còn rất tốt cho em bé. Uống đủ nước giúp cung cấp nước ối bao quanh thai nhi, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, hỗ trợ lượng máu ổn định cho cơ thể mẹ. Mẹ bầu uống đủ nước còn có thể giảm nguy cơ sinh mổ và các biến chứng về sau đối với sức khỏe của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, mẹ bầu không uống đủ nước có thể trở thành yếu tố khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn, gây chèn ép dây rốn và các biến chứng khác cho cả mẹ và bé.

1.16 Sữa chua
Sữa chua được coi là thức ăn nhẹ phổ biến, lành mạnh trong chế độ ăn uống dinh dưỡng dành cho mẹ bầu. Trong sữa chua có protein, các vitamin nhóm B nên có thể giúp tăng cường tiêu hoá cho mẹ bầu, giúp thai phụ tăng khả năng miễn dịch, hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn, giúp mẹ ăn ngon, không bị táo bón, hấp thụ dinh dưỡng tốt để cung cấp cả dinh dưỡng cho bé. Nhờ vậy, thai nhi được cung cấp canxi giúp chắc khỏe xương, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi khi nằm trong bụng mẹ.
Ngoài ra ăn một hộp sữa chua mỗi ngày còn giúp làm chậm quá trình oxy hoá, kích thích các tế bào da mới phát triển ở chị em mang thai, giúp da dẻ mịn màng, tràn đầy sức sống.

1.17 Các loại quả mọng nước
Các loại hoa quả, trái cây đặc biệt cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các chị em phụ nữ mang thai. Một số loại quả mọng phổ biến mà bà bầu nên ăn như: quả lựu, kiwi, nho, cam, cherry… rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu và cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thai nhi.
Quả mọng có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho mẹ, giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở mẹ bầu. Ngoài ra còn hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh ở thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên lạm dụng loại quả này để tránh bị đầy hơi, chướng bụng hoặc có thể là tình trạng tiểu đường thai kỳ.

1.18 Bông cải xanh
Ăn gì tốt cho bà bầu? Bông cải xanh là loại rau có chứa hàm lượng chất xơ cao, làm tăng nhu động ruột nên nhờ đó có thể giảm tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai. Trong súp lơ xanh rất giàu chất sắt, giàu axit folic đây là thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển xương, răng và các tế bào ở thai nhi và giúp mẹ bầu ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu và giảm nguy cơ mắc các dị tật ở thai nhi. Do vậy, mẹ bầu có thể bổ sung súp lơ xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng hiệu quả và giúp mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt thời kỳ mang thai.

1.19 Quả việt quất
Trong mỗi quả việt quất đều chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như: vitamin C, Vitamin B9, Kali, giàu chất xơ… Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần bổ sung 60mg vitamin C mỗi ngày. và khoảng 20g việt quất mỗi ngày là bà bầu đã có thể cung cấp đến 10% lượng vitamin C cần thiết trong ngày. Các mẹ bầu khi bổ sung đầy đủ vitamin và các loại chất khoáng trong thời gian mang bầu, có thể giảm các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và các biến chứng tiền sản giật.

1.20 Súp lơ trắng
Khi sử dụng lượng súp lơ trắng phù hợp trong khẩu phần ăn, mẹ bầu có thể được bổ sung lượng vitamin K dồi dào. Ngoài ra còn có vitamin B6, mangan, đồng, magie, phốt pho… giúp mẹ bầu đủ dinh dưỡng, ổn định về cân nặng, giúp giảm cảm giác mệt mỏi, chán ăn ở những tuần đầu thai kỳ. Ngoài ra với hàm lượng axit folic trong súp lơ trắng, có thể phòng chống dị tật ống thần kinh ở thai nhi - đây là những dị tật rất nguy hiểm ở thai nhi, ảnh hưởng đến thể chất và trí não của bé.

1.21 Bí ngòi
Trong thành phần của bí ngòi có chứa nhiều folate, acid béo omega 3, kali và các vitamin quan trọng như A, B,... hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi và tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu. Bí ngòi hay bí Nhật thực sự rất dễ ăn, có thể chế biến thành nhiều món khác nhau rất đơn giản và nhanh chóng. Mẹ bầu có thể nấu canh, xào hay nấu súp bí ngòi để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé khi mang bầu.

1.22 Đậu phụ
Trong đậu phụ chứa nhiều protein, hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh cho thai nhi. Đậu phụ cũng giàu canxi rất tốt cho xương khớp mẹ bầu, tránh tình trạng loãng xương và hỗ trợ cho quá trình phát triển thần kinh, cơ bắp ở em bé. Đây cũng là thực phẩm giàu sắt, giúp sản xuất tế bào máu, đưa oxy đi khắp cơ thể giúp nuôi dưỡng cơ thể mẹ và bé.

1.23 Rong biển
Rong biển rất giàu đạm, các vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hoá… và có phần dồi dào hơn so với các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Thực phẩm này cung cấp nhiều i - ốt, axit folic, choline, các chất béo Omega 3, nhờ vậy có thể kích thích và phát triển toàn diện cho não bộ của bé.

2. Bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh?
Với những mẹ bầu luôn băn khoăn rằng: “Ăn gì tốt cho bà bầu?” thì điều đó phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các chị em mang bầu. Thời điểm mang thai là rất quan trọng, không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ mà còn cung cấp dưỡng chất để phát triển và nuôi lớn thai nhi. Do đó, khi lựa chọn thực phẩm mẹ bầu cần chú ý có sự lựa chọn phù hợp, không ăn dư thừa để con vẫn lớn khoẻ và mẹ khoẻ mạnh.
Bài viết là sự tổng hợp 23 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cùng nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ giải đáp được thắc mắc ăn gì tốt cho bà bầu? Chúc các mẹ bầu sẽ có thời gian thai kỳ thuận lợi và bé lớn nhanh, khỏe mạnh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách bổ sung vitamin theo từng giai đoạn mang thai cho mẹ bầu
Khi mang thai tháng đầu có nên uống sữa bầu không?