Tiêm uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu và khi nào phù hợp?

Không chỉ chế độ dinh dưỡng, việc phòng ngừa bệnh tật cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp thai phụ có một kỳ thai khỏe mạnh. Tiêm uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm rất cần thiết trong thai kỳ. Vậy mẹ bầu mang thai lần đầu hoặc lần thứ 2 trở lên nên tiêm vào thời điểm nào? Bài viết dưới đây của Colos Multi sẽ cung cấp cho các mẹ những thông tin chi tiết về vấn đề tiêm uốn ván dành cho các bà bầu. 

tiêm uốn ván cho bà bầu
Tiêm phòng uốn ván giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi

1. Vì sao bà bầu cần phải tiêm vắc-xin phòng uốn ván?

Uốn ván được biết đến là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn Clostridium Tetan. Độc tố của trực khuẩn này mạnh, có khả năng gây bệnh rất nhanh. Nếu người bệnh mắc phải mà không được can thiệp kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao.

Trực khuẩn uốn ván thường có mặt ở mọi nơi trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Nó có thể lây nhiễm vào người khỏe mạnh qua những vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của loài trực khuẩn này cực kỳ mạnh mẽ. Dù đun sôi diệt trùng trong thời gian dài cũng không thể loại bỏ hoàn toàn chúng được. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh uốn ván lên đến 90%. Tỷ lệ này còn cao hơn nữa ở trẻ sơ sinh với 95% ca tử vong.

Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván qua các vết thương hở, khi chuyển dạ sinh nở hoặc khi trẻ sơ sinh được cắt dây rốn. Chính vì thế, việc tiêm uốn ván cho bà bầu là điều cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở cả mẹ và bé. 

tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Tiêm vắc xin uốn ván giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh

Trước khi mang thai, mẹ cần tiêm phòng nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác như sởi, rubella, quai bị,… Đối với vắc xin uốn ván, mẹ bầu cần tiêm vào thời điểm được chỉ định trong thai kỳ. Nhiều mẹ vẫn chưa hiểu rõ vấn đề này nên còn khá e ngại, sợ việc tiêm phòng khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng tới bé con.

Theo bác sĩ, việc tiêm ngừa uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ thực chất là giúp mẹ tự tạo kháng thể, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Việc tiêm phòng vào thời gian này cũng hỗ trợ truyền kháng thể từ mẹ sang cho bé, giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh.

Đặc biệt, vắc xin uốn ván đã được kiểm định là đảm bảo chất lượng, an toàn cho cả mẹ và bé. Thuốc sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi mà có thể bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con. Vậy nên mẹ không nên lo lắng mà hãy thực hiện tiêm phòng theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

2. Bà bầu nên tiêm phòng vắc-xin uốn ván vào giai đoạn nào của thai kỳ?

Tiêm uốn ván cho bà bầu khi nào? Phụ nữ mang thai cần thực hiện theo đúng lịch tiêm phòng của trung tâm y tế, dựa trên giai đoạn mang thai và tình hình tiêm chủng của mình. 

2.1. Với phụ nữ đang mang thai lần đầu

tiêm uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu
Tiêm vắc xin phòng uốn ván rất quan trọng đối với thai phụ

Đối với những thai phụ mới lần đầu mang thai, trước đó chưa tiêm vắc xin uốn ván hay các loại vắc xin phòng bạch hầu, ho gà. Hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi tiêm chứa thành phần uốn ván liều cơ bản sẽ được bác sĩ khuyến cáo nên tiêm 2 mũi. Cụ thể lịch tiêm uốn ván cho bà bầu mang thai lần đầu như sau:

  • Mũi thứ nhất: Tiêm khi thai kỳ được khoảng 20 tuần trở lên, mẹ bầu không nên tiêm quá sớm vì thời gian đầu thai nhi chưa ổn định.
  • Mũi thứ hai: Được tiêm sau mũi thứ nhất khoảng 1 tháng (tối thiểu đủ 28 ngày) và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng. 

2.2. Với phụ nữ đã từng mang thai

Theo chuyên gia, với thai phụ trước khi mang thai đã tiêm đủ 5 mũi vắc xin uốn ván, mũi cuối cùng được tiêm không quá 10 năm thì không cần tiêm vắc xin phòng uốn ván nữa. Tuy nhiên chị em phải ước tính thời gian chuẩn chỉnh, nếu mũi tiêm cuối đã quá 10 năm thì cần phải tiêm nhắc lại 2 mũi.

Còn đối với những chị em đã tiêm 2 mũi ở thai kỳ trước, tính đến thai kỳ sau không quá 10 năm thì chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần 20 trở đi là đủ. Việc tiêm vắc xin cho bà bầu thêm 1 mũi nhắc lại này cũng khá quan trọng. Vậy nên các mẹ bầu khi mang thai lần 2, lần 3 nên chú ý điều này. 

3. Bà bầu cần lưu ý những gì khi tiêm phòng uốn ván? 

Dưới đây là một vài lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu:

  • Mẹ hãy cố gắng tiêm đủ mũi: Lộ trình tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thường khác rắc rối với nhiều mũi tiêm. Tuy nhiên mẹ bầu hãy sắp xếp thời gian để tiêm đủ mũi để đảm bảo khả năng kháng bệnh cho cơ thể.  
  • Việc tiêm có thể khiến mẹ bị sưng đau tại vị trí tiêm: Sau khi tiêm về thường sẽ có phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, chỗ sưng sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu mẹ có phản ứng bất thường sau khi tiêm, hãy thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Tuyệt đối không tự ý đi tiêm: Hãy đảm bảo mẹ đã tiêm phòng đủ các mũi trong thời gian thai kỳ. Nên tiêm ít nhất từ tuần thai 20 trở đi và cách này dự sinh khoảng 30 ngày. Đối với tiêm uốn ván, mẹ cần dựa trên tính toán tuổi thai và số lần mang thai để tìm ra thời điểm tiêm thích hợp nhất.
giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Mẹ cần thăm khám thai đúng định kỳ và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ

Theo Bộ y tế Việt Nam quy định trong thời gian mang thai, mẹ bầu chỉ cần tiêm vắc xin phòng uốn ván. Những theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và CDC, từ tuần 27 đến 35 các mẹ có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu, ho gà. Nhằm phòng chống ho gà sớm cho thai nhi nếu như trước khi mang thai mẹ chưa được tiêm vắc xin này. Ngoài ra, nếu bị vật nuôi như chó, mèo,… cắn thì chị em cần tiêm phòng dại theo chỉ định của bác sĩ. 

4. Tiêm uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

Theo trung tâm nghiên cứu VNVC thì giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu được cập nhật 8/2017 với giá hiện tại là 95.000đ. Đây là mức mà khách hàng chỉ mất phí mua vắc xin và không cần phải trả thêm chi phí tư vấn hay khám sức khỏe sàng lọc trước khi tiêm phòng ngừa

Trên đây là những thông tin chi tiết về việc tiêm uốn ván cho bà bầuColos Multi muốn chia sẻ với các bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp cho mẹ bầu biết thêm kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. 

Lưu ý: Các bài viết của Mama Sữa Non Colos Multi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Khi nào bà bầu nên mặc đồ bầu? Cách chọn đồ bầu phù hợp

Mẹ bầu có được dùng mỹ phẩm không? Loại mỹ phẩm mẹ nên tránh

Chuẩn bị vật dụng cần thiết khi đi sinh đầy đủ cho mẹ bầu và bé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *