Chuột rút khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý cho mẹ bầu

Bà bầu bị chuột rút thường do sự lớn lên của tử cung, sự tăng cân đột ngột và một số nguyên nhân khác khiến quá trình lưu thông máu đến các cơ bắp bị ảnh hưởng. Để cải thiện chuột rút khi mang thai, thai phụ nên vận động phù hợp, ăn uống đủ dinh dưỡng kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ.

1. Dấu hiệu chuột rút khi mang thai

Chuột rút là hiện tượng cơ co thắt đột ngột, hoàn toàn không tự chủ, gây đau ở bắp thịt và khó khăn khi cử động. Các cơn chuột rút do sự tích tụ axit gây ra, kéo dài trong 30 - 60 giây ở bất kỳ bắp thịt nào trên cơ thể, tuy nhiên nhiều nhất là ở bắp chuối, bắp đùi, hông, dọc bàn chân, bàn tay và cơ bụng. 

Bà bầu chuột rút khi mang thai nhiều vào ban đêm hoặc sau khi vận động cơ bắp trong thời gian dài. Theo thống kê, có khoảng một nửa phụ nữ mang thai bị chuột rút ở chân, một số phụ nữ khác bị chuột rút ở đùi và mông. Hiện tượng bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ xảy ra với tần suất nhiều trong giai đoạn 2 và 3 của thai kỳ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. 

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
chuột rút khi mang thai
Từ giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, bà bầu rất dễ bị chuột rút, xuất hiện dấu hiệu mô bị co thắt 

Khi bị chuột rút, thai phụ sẽ thấy dưới da xuất hiện các mô cứng bị co thắt. Theo các bác sĩ sản khoa, chuột rút thai kỳ là bình thường. Nhưng nếu chuột rút ở vùng bụng, kèm theo dấu hiệu đau bụng dữ dội, chảy máu, nhiệt độ cơ thể tăng cao,... bà bầu cần lập tức đến bệnh viện để được thăm khám. 

2. Nguyên nhân gây chuột rút trong thai kỳ

Bà bầu bị chuột rút, vì sao? Hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tuy nhiên theo các chuyên gia, có một số lý do gây ra chuột rút bao gồm:

  • Khi hệ tuần hoàn của thai phụ thay đổi, kết hợp với quá trình tăng cân tự nhiên khiến cho mạch máu và dây thần kinh dẫn đến chân bị chèn ép, gây ra chuột rút. 
  • Ngoài ra, chuột rút ở thai phụ còn do một số nguyên nhân sau đây: 
  • Rối loạn cân bằng khoáng chất trong máu nước muối - nước, canxi, natri hoặc thiếu vitamin D, E,... 
  • Cơ thể thai phụ bị mất nước khiến gây rối loạn điện giải dẫn đến chuột rút 
  • Thiếu canxi vào giai đoạn cuối thai kỳ khiến cho canxi của cơ thể mẹ tập trung hết để nuôi thai nhi, gây hạ canxi máu và xảy ra chuột rút 
  • Tập thể dục quá nhiều làm cho cơ bắp bị lạm dụng, dẫn đến căng cơ hoặc ít vận động cũng có thể là nguyên nhân gây chuột rút 
  • Tăng cân đột ngột gây áp lực lớn lên đôi chân và các cơ ở chân, làm cho các cơ này bị tê bì, bị kích thích hoặc chuột rút 
bầu bị chuột rút
Cân nặng tăng nhanh, mất cân bằng khoáng chất, ít vận động,... đều là nguyên nhân gây chuột rút ở mẹ bầu

3. Cách xử lý khi bị chuột rút ở mẹ bầu

bầu bị chuột rút phải làm sao để đỡ đau? Thai phụ có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

  • Mở rộng và duỗi thẳng chân để giảm đau và nhờ người khác hỗ trợ sơ cứu 
  • Gập bàn chân lên để cơ bắp chân được kéo căng ra, tránh cho các ngón chân hướng vào nhau 
  • Uốn cong ngón chân theo hướng bắp chân và giữ nguyên tư thế đến khi hết đau 
  • Dùng tay xoa bóp các cơ và bắp chân vừa bị co rút, kết hợp chườm nóng giảm đau 
  • Nâng chân lên cao nhằm ngăn nguy cơ bị chuột rút trở lại 
  • Đứng dậy và bước đi nhẹ nhàng có thể giúp cơn chuột rút nhanh chóng qua đi 
  • Tắm trong bồn nước nóng hoặc tắm dưới vòi sen giúp các cơ bắp thư giãn 
  • Tập các động tác thể dục nhẹ nhàng và kéo căng cơ trước khi đi ngủ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút vào ban đêm
bà bầu bị chuột rút
Xoa bóp chân giúp giảm cảm giác đau khi bị chuột rút

4. Một số phương pháp phòng ngừa chuột rút trong quá trình mang thai

  • Bổ sung thêm magie bằng cách ăn nhiều đậu, các loại hạt, trái cây khô,...giúp ngăn ngừa chuột rút hiệu quả, 
  • Bổ sung canxi trung bình 1000 miligam/ngày thông qua các loại thực phẩm tôm, cua, trứng, cá,... 
  • Uống đủ nước không những giúp ngừa chuột rút mà còn thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa táo bón 
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội 
  • Thường xuyên đặt chân và bàn chân ở vị trí cao để máu lưu thông
  • Mang vớ nén y khoa giúp cải thiện quá trình lưu thông máu 
  • Sử dụng các loại giày gót bằng trong suốt thai kỳ để thoải mái và tránh gây tắc nghẽn mạch máu 
  • Không làm việc quá sức, nghỉ ngơi hợp lý
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế  
  • Trước khi đi ngủ, thai phụ có thể tắm hoặc ngâm chân với nước ấm, kết hợp kéo căng cơ giúp giảm chuột rút vào ban đêm 
  • Dùng miếng đẹp làm nóng để tăng thêm nhiệt lên các vùng cơ bị chuột rút để thoải mái hơn 
  • Thường xuyên xoa bóp lên các cơ để giảm đau nhằm tăng tốc độ lưu thông máu, loại bỏ hiện tượng chuột rút
  • Sử dụng gối mềm gác chân khi ngủ, nằm nghiêng trái giúp máu đi đều khắp cơ thể, nhất là khu vực bắp chân 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần được thư thái và thoải mái cũng giúp bà bầu ít bị chuột rút 
  • Mẹ bầu có thể tắm nắng để cơ thể được bổ sung vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn 
  • Thường xuyên ăn dưa lê và su su vì đây là loại thực phẩm giàu magie, giúp làm dịu các triệu chứng do chuột rút gây ra
bà bầu bị chuột rút bắp chân khi ngủ
Bà bầu nên vận động hợp lý để hạn chế bị chuột rút trong các giai đoạn thai kỳ

5. Khi nào mẹ nên gặp bác sĩ?

Bà bầu bị chuột rút không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng bạn sẽ cần gặp bác sĩ nếu chuột rút kèm theo các triệu chứng sau đây: 

  • Cảm giác đau chân dữ dội và không phải do chuột rút 
  • Bàn chân hoặc cả chân của thai phụ bị sưng lên, có những vết đỏ hoặc bị tê  
  • Thai phụ thường xuyên bị chuột rút và các phương pháp xử lý tại nhà không cải thiện 
bị chuột rút khi mang thai
Thai phụ nên gặp bác sĩ khi chuột rút kéo dài, kèm các triệu chứng bất thường

Bà bầu chuột rút khi mang thai là một hiện tượng thai kỳ bình thường nhưng cũng gây ra nhiều bất tiện và khó chịu cho thai phụ. Bên cạnh việc chú ý chăm sóc sức khỏe để giảm chuột rút, mẹ bầu cũng nên theo dõi các dấu hiệu bất thường (nếu có) nhằm kịp thời đi gặp bác sĩ. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tư thế ngủ cho bà bầu cần biết trong suốt thai kỳ

Mẹ bầu vươn vai có ảnh hưởng đến thai nhi không? Lưu ý cho mẹ

Đau lưng khi mang thai: Lý do & cách giảm đau hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *